Cướp giật tài sản là gì? Mức hình phạt theo pháp luật

Cướp giật là một trong những tội phổ biến hiện nay. Vậy cướp giật tài sản là gì? Tội này có mức hình phạt như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.


1. Cướp giật tài sản là gì?

Tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 chỉ quy định tội cướp giật tài sản như sau: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì…” Như vậy, nhà làm luật cũng không mô tả cụ thể dấu hiệu đặc trưng của tội cướp giật tài sản mà chỉ nêu tội danh.

Trên thực tế có rất nhiều quan điểm về tội danh này. Cụ thể, có quan điểm cho rằng: “cướp giật tài sản là nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát”. Hoặc “tội cướp giật giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai” hay “tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng, công khai chiếm đoạt tài sản”.

Theo lý luận và thực tiễn của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, có thể thấy: Cướp giật tài sản là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay người khác hoặc đang trong sự quản lý của người có trách nhiệm quản lý về tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát. Ở đây, không có hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn nào khác để uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản. Nếu có hành vi này thì có thể xem xét ở tội Cướp tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản.

2. Các yếu tố cấu thành tội Cướp giật tài sản

Để hiểu rõ hơn về tội Cướp giật tài sản, cần xem xét đến các dấu hiệu pháp lý của tội như sau:

2.1. Về mặt khách thể

Hành vi cướp giật tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

2.2. Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.3. Về mặt khách quan

Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản thể hiện thông qua dấu hiệu về hành vi: Hành vi chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng và công khai.

– Hành vi chiếm đoạt công khai

Ở đây được hiểu là người phạm tội không che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản mà thực hiện trước mặt mọi người xung quanh và cả bị hại một cách bất ngờ, dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.

Tuy nhiên, phải hiểu tính chất công khai ở tội này là công khai về hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội có thể giấu mặt hoặc lợi dụng ban đêm để mọi người không nhận ra mặt.

– Dấu hiệu chiếm đoạt nhanh chóng

Nhanh chóng chiếm đoạt là dấu hiệu quan trọng nhất và không thể thiếu. Nó là dấu hiệu đặc thù, tiêu biểu và bắt buộc phải có trong mặt khách quan của tội cướp giật tài sản. Người phạm tội thực hiện hành  vi chiếm đoạt nhanh chóng và bất ngờ, làm cho bị hại không kịp ứng phó.

Người phạm tội thường nhanh chóng tiếp cận, hoặc dùng thủ đoạn để tiếp cận, đồng thời lợi dụng sự sơ hở của bị hại để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.

Ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản của bị hại, người phạm tội cũng thường nhanh chóng tẩu thoát để tránh sự truy đuổi của bị hại và người xung quanh.

Tuy nhiên, dấu hiệu nhanh chóng tiếp cận và nhanh chóng tẩu thoát chỉ là dấu hiệu phụ trợ nhưng không bắt buộc.

Lưu ý:

Đối tượng của hành vi cướp giật tài sản thường là tiền, nữ trang, giấy tờ có giá, là vật nhẹ, gọn, dễ lấy.

Nhiều trường hợp, người phạm tội sử dụng thủ đoạn tinh vi để tạo sơ hở cho người sở hữu, người quản lý tài sản để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Người phạm tội giả vờ hỏi mua và xem điện thoại. Khi chủ sở hữu đưa điện thoại cho xem và test thử. Lợi dụng lúc chủ sở hữu không để ý đã nhanh chóng cầm điện thoại chạy mất và tẩu thoát nhanh chóng.

Trường hợp người bị hại giữ lại, giằng, giật lại tài sản mà người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm bằng được tài sản thì đã có sự chuyển hóa tội phạm. Ở đây, tội cướp giật tài sản đã chuyển hóa thành cướp tài sản.

2.4. Về mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.

2. Hình phạt của tội cướp giật tài sản

Hình phạt của tội cướp giật tài sản được quy định cụ thể tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

2.1. Hình phạt chính

Có các khung hình phạt sau:

– Phạt tù từ 01 đến 05 năm

 Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

–  Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Làm chết người;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

2.2. Hình phạt bổ sung

Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trên đây là những phân tích, giải đáp về tội Cướp giật tài sản là gì? Hình phạt của tội cướp giật tài sản. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu