Đăng ký tờ khai hải quan
ĐĂNG KÝ TỜ KHAI HẢI QUAN
Đăng ký tờ khai hải quan là công việc người khai hải quan có trách nhiệm thực hiện đối với cơ quan hải quan. Việc đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện bằng hình thức đăng ký qua mạng điện tử hoặc hình thức nộp bản giấy trực tiếp tại cơ quan hải quan có thẩm quyền. Trong bài viết này, lawkey xin gửi tới quý bạn đọc các quy định của pháp luật về việc đăng ký tờ khai hải quan.
Đăng ký tờ khai hải quan được quy định ở đâu
Đăng ký tờ khai hải quan được quy định tại Điều 19 Thông tư số 38/2017/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan
Căn cứ theo hằng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu, người khai hải quan tiến hành thực hiện đăng ký tờ khai hải quan tại các địa điểm sau đây:
Thứ nhất,đối với hàng hóa xuất khẩu
Người khai hải quan thực hiện đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.
Thứ hai, đối với hàng hóa nhập khẩu
Khi thực hiện đăng ký hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, người khai hải quan thực hiện việc đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.
Ngoài ra, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể
Địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 38/2017/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ tài chính.
Kiểm tra điều kiện dăng ký tờ khai hải quan
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 thông tư số 38/2017/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ tài chính thì thông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan. Nội dung kiểm tra bao gồm:
Thứ nhất,điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định trừ các trường hợp sau đây:
– Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%;
– Hàng hóa được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng;
– Hàng hóa được Bộ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận là hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Thứ hai,các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 38/2017/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ tài chính.
Kiểm tra đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 14 để bảo đảm rằng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do những tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm. Đối với những cá nhận, tổ chức không đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sẽ bị từ chố đăng ký tờ khai hải quan. Cụ thể như sau: “Cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các trường hợp doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động hoặc mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, để được chấp nhận đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh phải có xác nhận của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trở lại và đã thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật thuế và kế toán”.
Thứ ba, tính đầy đủ, phù hợp của các thông tin trên tờ khai hải quan.
Trách nhiệm của cán bộ hải quan là thực hiện kiểm tra những thông tin của tờ khai hải quan đã đầy đủ, phù hợp với hàng hóa hay không. Việc làm này nhằm tránh những gian lận về số lượng, chất lượng… của hàng hóa. Khi thông tinh trên tờ khai hải quan đúng, đầy đủ và phù hợp với hàng hóa thực tế thì mới được phép đăng ký tờ khai hải quan.
Thứ tư, các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế, đối tượng không phải nộp thuế. Do đó, công chức nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa và các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế để bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật, tránh gây thất thoát thuế của nhà nước, mất quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai quy định tại khoản này và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Xứ lý việc đăng ký tờ khai hải quan
Sau khi thực hiện xong việc kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện như sau:
– Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa.
– Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp hoặc xuất trình hồ sơ hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Trên đây là những quy định của pháp luật về đăng ký tờ khai hải quan. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ thai sản
Hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan bảo hiểm để nhận chế độ thai sản Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội [...]
Quy định pháp luật hiện hành về vùng trời sân bay
Vùng trời sân bay là một trong các yếu tố cần đảm bảo để có chuyến bay an toàn. Vậy pháp luật có những quy định như [...]