Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương

Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018, gồm 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Luật quản lý ngoại thương ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhẩu, nhập khẩu phát triển. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng như đã phân tích ở trên, việc bảo đảm quản lý ngoại thương được thực hiện một cách không khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện được yêu cầu đó, Điều 7 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 đã ghi nhận các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động quản lý ngoại thương.

Điều 7 Luật quản lý ngoại thương đã ghi nhận 6 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý ngoại thương, cụ thể như sau:

Thứ nhất,Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 của Luật này(khoản 1 Điều 7). Đây là hành vi các bộ, cơ quan được pháp luật trao quyền trong hoạt động quản lý ngoại thương lợi dùng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân. Theo quy định của pháp luật, thương nhân có quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (được quy định tại Điều 5 Luật quản lý ngoại thương và được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số Điều của Luật quản lý ngoại thương). Hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, do đó, nghiêm cấm tất cả các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của các thương nhân trong hoạt động quản lý ngoại thương.

Thứ hai,Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục(khoản 2 Điều 7). Đây là hành vi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động ngoại thương áp dụng các biện pháp hành chính sai về trình tự, thủ tục, thẩm quyền. Chẳng hạn như Bộ Công thương áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu nhập khẩu đối với mặt hàng linh kiện điện tử điện thoại tại cửa khẩu Móng Cái. Tuy nhiên, việc ra quyết định này chỉ ra trước ngày thực hiện áp dụng có 10 ngày. Như vậy trong trường hợp này việc áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đã vi phạm pháp luật, bởi lẽ các quyết định áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trước 45 ngày khi có hiệu lực.

Thứ ba,Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật(khoản 3 Điều 7). Đây là hành vi mà cơ quan có thẩm quyền quản lý trong hoạt động ngoại thương đã tiết lộ bí mật kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân trái pháp luật. Hiểu đơn giản, đây là hành vi mà pháp luật không cho phép các cơ quan nhà nước công khai thông tin bí mật của thương nhân, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thứ tư,Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật này; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem(khoản 4 Điều 7). Hiện nay, theo quy định của pháp luật thương nhân có quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, những loại hàng hóa mà thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu sẽ bị cấm, hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu theo các biện pháp khác nhau. Liên quan đến hành vi này, tại Điều 5 Nghị Định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/08/2018 cụng đã hướng dẫn như sau:

“1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi Tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.”

Thứ năm,Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật này(khoản 5 Điều 7). Để hiểu vì sao hành vi này bị nghiêm cấm, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung quy định tại khaorn 2,3 của Điều 5 Luật quản lý ngoại thương. Khoản 2,3 Điều 5 có nội dung như sau:

“2. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:

a) Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;

c) Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

3.Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”

Như vậy, đây là những quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân Việt Nam có vốn nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa của những chủ thể kể trên sẽ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Những hành vi vi phạm của các chủ thể kể trên là những hành vi pháp luật Việt Nam nghiêm cấm.

Thứ sáu,Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương(khoản 6 Điều 7).Trên thực tế, đây là hành vi thương xuyên diễn ra trong hoạt động quản lý ngoại thương. Vì mục đích lợi nhuận, để vượt qua sự kiểm tra của lực lượng chức năng có thẩm quyền, các thương nhân thường sử dụng những giấy tờ giả nhằm qua mắt lực lượng chức năng để tiến hành đưa trót lọt các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam. Để ngăn ngừa được hành vi này, đồi hỏi cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tiến hành đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính, năng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ, đưa khoa học kĩ thuật vào trong hoạt động kiểm tra giám sát…

Trên đây là Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương Lawkey gửi đến bạn đọc.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu