Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của luật quản lý ngoại thương
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG
Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại cho phép các bên tham gia kí kết hiệp định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Việt Nam là thành viên của WTO, do đó biện pháp chống bán phá giá được áp dụng tại Việt Nam. Khi các doanh nghiệp Việt Nam phát hiện có hành vi bán phá giá đủ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Bài viết này sẽ hướng dẫn thực hiện hồ sơ yêu cầu áp dụng biệp pháp chống bán phá giá theo quy định của pháp luật.
- Biện pháp chống bán phá giá là gì?
Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B.
Luật quản lý ngoại thương năm 2017 đưa ra định nghĩa về biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, một mặt hàng được xác định là bán phá giá khi hàng hóa đó nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
- Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Theo quy định tại Điều 78 Luật quản lý ngoại thương, để áp dụng biện pháp chông bán phá giá phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất,biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
– Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
– Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá, tổ chức cá nhân yêu cầu phải chưng minh được hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá với biên độ bán phá xác được xác định cụ thể và phải lớn hơn 2% giá trị hàng hóa xuất khẩu vào việt Nam. Đông thời chứng minh được chính hành vi phá giá của hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến ngành sản xuất trong nước, trực tiếp gây ra thiệt hải về kinh tế cho ngành sản xuất trong nước.
Thứ hai, không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
Thứ ba,trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Trên đây là những quy định về điều kiện áp dụng biện pháp chông bán phá giá theo Luật quản lý ngoại thương năm 2017. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2023 như thế nào? Các hình thức lựa chọn nhà thầu [...]
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô
Khi bị mất hoặc bị hỏng giấy chứng nhận, cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô phải thực hiện thủ tục cấp đổi. Dưới [...]