Quy định về việc Mang thai hộ
Mang thai hộ mục đích nhân đạo là hành vi được pháp luật cho phép, điều này đã giúp rất nhiều bà mẹ không có khả năng mang thai vẫn có cơ hội làm mẹ. Tuy nhiên, các điều kiện đặt ra với hành vi này cũng rất chặt chẽ.
Trong nội dung bài viết dưới đây, Lawkey sẽ gửi tới quý bạn đọc tham khảo về quy định pháp luật về việc mang thai hộ.
1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
- Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
- Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Pháp luật hiện hành chỉ công nhận và cho phép hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
2. Điều kiện mang thai hộ:
a) Ý chí các bên:
- Các bên trong quan hệ phải hoàn toàn tự nguyện
- Hình thức thỏa thuận: bằng văn bản.
b) Có Quyền nhờ mang thai hộ khi:
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
c) Người nhận mang thai hộ:
- Phải là người đã có con (sinh con)
- Chỉ được mang thai hộ 1 lần.
- Độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế về khả năng sinh sản.
- Là người thân thích ngang hàng của bên vợ hoặc bên chồng của người cần mang thai hộ.
- Nếu là người có chồng thì phải có sự đồng ý của người chồng bằng văn bản
- Đã được tư vấn về tâm lý, pháp lý, y tế.
4. Tại sao pháp luật đặt ra điều kiện như trên?
Điều kiện với người cần nhờ mang thai hộ:
- Luật Hôn nhân và gia đình đặt ra các yêu cầu chặt chẽ như: có xác nhận của cơ sở ý tế về khả năng sinh sản, vợ chồng chưa có con chung,… nhằm mục đích ngăn chặn sự lạm dụng việc mang thai hộ. Bởi, thực tế hiện nay, có khá nhiều các đôi vợ chồng muốn có con nhưng không muốn mang thai vì ngại mang nặng đẻ đau, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhiều mục đích khác. Vì vậy, các điều kiện pháp luật đặt ra với người nhờ mang thai hộ hợp lý nhằm ngăn chặn tình trạng này vì mục đích thương mại.
- Phải được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý: Đối với người nhờ mang thai hộ, cần nhận thức được các vấn đề như: ai là cha mẹ trên giấy khai sinh, ai là người được hưởng chế độ phụng dưỡng sau này, tâm lý sẽ như thế nào khi nhận nuôi con không phải mình tự sinh… Những vấn đề này họ phải nắm rõ trước khi quyết định nhờ mang thai hộ.
Điều kiện với người nhận mang thai hộ:
- Phải là người đã từng sinh con và có độ tuổi phù hợp, có khả năng sinh sản phù hợp: Mang thai và sinh đẻ là việc không đơn giản đối với sức khỏe, tính mạng của cả người mang thai và thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo an toàn về sức khỏe cho cả người mang thai và thai nhi, người mang thai hộ phải là người đã từng sinh con vì họ đã có kinh nghiệm trong việc sinh đẻ, họ có thể tự lo liệu cho cả bản thân và thai nhi trước và sau khi sinh.
- Chỉ được mang thai hộ 1 lần: là hành vi nhân đạo, nên pháp luật chỉ cho phép người mang thai hộ 1 lần duy nhất. Điều này ngăn chặn tình trạng lạm dụng biến chất thành dịch vụ thương mại – hành vi bị cấm theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành.
- Đã được tư vấn về tâm lý, pháp lý, y tế: Các vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với người nhận mang thai hộ, (ví dụ: sức khỏe sinh sản, ai là người làm cha mẹ khi sinh thai nhi, có được chế độ chăm sóc phụng dưỡng không?…)
Trên đây là nội dung giải đáp về vấn đề Mang thai hộ theo quy định pháp luật Lawkey gửi tới quý bạn đọc tham khảo. Ngoài ra, nếu có thắc mắc liên quan, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ tổng đài Lawkey để được tư vấn trực tiếp.
Quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn hiện nay
Pháp luật quy định về ly hôn như thế nào? Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hôn nhân. Những vấn đề cần lưu ý khi vợ [...]
Quy định của pháp luật về chấm dứt việc nuôi con nuôi
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi quy định ra sao? Những ai có quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi? Quy định của pháp luật [...]