Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức là gì?
Vàng là một trong những loại trang sức đang được ưa chuộng hiện nay. Vậy điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức là gì?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 24/2012/NĐ-CP
– Thông tư 16/2012/TT-NHNN
– Thông tư 38/2015/TT-NHNN
– Thông tư 03/2017/TT-NHNN
1.Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức
Để được hoạt động sản xuất vàng trang sức, ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều kiện để cấp giấy chứng nhận bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu)
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định của pháp luật.
– Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm sản xuất; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
>>> Xem thêm Mẫu Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
3.Thủ tục cấp giấy chứng nhận
– Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
– Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
4.Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
– Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
– Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
– Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
– Bảo đảm duy trì các điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
>>>Xem thêm Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Trên đây là tư vấn của Lawkey về hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được chúng tôi tư vấn chi tiết.
Khái quát quy định về hội chợ và triển lãm thương mại tại Việt Nam
Khái quát quy định về hội chợ và triển lãm thương mại tại Việt Nam Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc [...]
Thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng
Website thương mại điện tử bán hàng là gì? Thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng được thực hiện như [...]