Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và chế độ được hưởng
Người lao động bị tai nạn lao động suy giảm 9% khả năng lao động đủ Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, được người sử dụng lao động và bảo hiểm chi trả chế độ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi làm công nhân cho một công ty về xây dựng, trong quá trình làm giàn giáo để xây tường lên cao, do tôi lắp không cẩn thận nên khi đứng lên giàn giáo bị sập xuống, tôi bị thương phải nhập viện. Sau đó được xác định suy giảm 9% khả năng lao động. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và chế độ tai nạn lao động của tôi thế nào? Công ty A có phải bồi thường không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật lao động 2012 và Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp của anh/chị đáp ứng đủ điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động. Cụ thể là anh/chị bị tai nạn trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động và mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Do vậy trường hợp của anh/chị đủ điều kiện trợ cấp tai nạn lao động.
Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ tại nạn lao động
2. Chế độ hưởng của người tai nạn lao động
2.1. Hưởng chế độ từ bảo hiểm xã hội
Nếu trường hợp của anh/chị được người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì anh/chị sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội 2014.
- Theo điều 46 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 anh/chị bị suy giảm khả năng lao động là 9% do đó anh/chị sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần. Mức trợ cấp một lần được quy định là suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Theo đó anh/chị sẽ được hưởng 7 lần mức lương cơ sở.
- Theo điều 49 Luật bảo hiểm xã hội 2014 anh/chị sẽ được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nếu bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
- Theo Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội 2014, anh/chị sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình và bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
2.2. Hưởng chế độ từ người sử dụng lao động
a. Đối với trợ cấp, bồi thường
Trường hợp của anh/chị bị tai nạn lao động do lỗi của mình thì anh/chị vẫn được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 4 điều 145 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó anh/chị được xác định suy giảm 9% khả năng lao động nên theo quy định trên anh/chị được bồi thường một khoản tiền bằng 40 % của 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Nếu trường hợp của anh/chị người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì anh/chị sẽ được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của hai bên.
b. Đối với tiền lương
Theo khoản 2 Điều 144 Bộ luật lao động 2012 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP:
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, thì dù người sử dụng lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động hay không thì người sử dụng lao động vẫn có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
c. Đối với chi phí y tế
Theo khoản 1 Điều 144 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo chi phí y tế, nhất là các chi phí y tế cho đối tượng chưa đóng bảo hiểm y tế hoặc chi phí vượt quá tiêu chuẩn bảo hiểm y tế, từ khi điều trị đến khi ổn định.
Xem thêm: Quy định về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về trách nhiệm của bên bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động trong trường hợp tai nạn do lỗi của người lao động. Quý bạn đọc còn thắc mắc có thể gọi điện trực tiếp theo số hotline của Lawkey để được tư vấn trực tiếp!
Xử lý doanh nghiệp không lập sổ quản lý lao động như thế nào?
Đối với doanh nghiệp không lập sổ quản lý lao động sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự: Những điều cần biết năm 2024
Các quy định quan trọng liên quan đến việc doanh nghiệp cắt giảm nhân sự năm 2024? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]