Điều kiện và cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Sau một thời gian đi làm và tham gia bảo hiểm xã hội, rất nhiều người phân vân, thắc mắc không biết mình có thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay không? Điều kiện và cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu về vấn đề này.
I. Điều kiện hưởng Bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ Điều 60 và Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Nghị quyết số: 93/2015/QH13, chủ thể hưởng Bảo hiểm xx hội một lần là Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam có yêu cầu.
Các chủ thể này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong có 06 trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
- Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).
II. Cách tính thời gian tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
BHXH 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định:
1. Về thời gian tham gia BHXH
Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là một năm. (khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
Ví dụ: Ông G làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu năm 2018 khi 56 tuổi 7 tháng, có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội thì:
Số năm đóng bảo hiểm xã hội của ông G là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu của ông G là 30 năm.
2. Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
2.1 Đối với người có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
(Là tiền lương bằng hệ số được Chính phủ quy định thông qua các Nghị định về chính sách tiền lương đối với: Các cơ quan Hành chính sự nghiệp như Đảng, đoàn thể, Hành chính, tổ chức chính trị xã hội…; Doanh nghiệp nhà nước như Cty MTV, Cty CP, các Tổng Cty…).
+ Tham gia trước ngày 01/01/1995:
Mức bình quân tiền lương bằng Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc chia cho 60 tháng
+ Tham gia từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:
Mức bình quân tiền lương bằng Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc chia cho 72 tháng
+ Tham gia từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:
Mức bình quân tiền lương bằng Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc chia cho 96 tháng
+ Tham gia từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015:
Mức bình quân tiền lương bằng Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc chia cho 120 tháng
+ Tham gia từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019:
Mức bình quân tiền lương bằng Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc chia cho 180 tháng
+ Tham gia từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024:
Mức bình quân tiền lương bằng Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc chia cho 240 tháng
+ Tham gia từ ngày 01/01/2025 trở đi:
Mức bình quân tiền lương bằng Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của của toàn bộ thời gian đóng chia cho Tổng số tháng đóng BHXH
2.2 Đối với người có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là tiền lương mà người sử dụng lao động và và người lao động thỏa thuận trong đó mức lương rả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính Phủ quy định đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Mức bình quân tiền lương bằng Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng chia cho Tổng số tháng đóng BHXH
2.3 Đối với người có thời gian đóng BHXH theo hai chế độ tiền lương:
Mức bình quân tiền lương bằng Tổng của số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng quyết định sau đó chia cho Tổng số tháng đóng BHXH
III. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:
Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i | = | 0,22 | x | Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i | x | Tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước tại tháng i |
Xem thêm: Chế độ hưu trí khi nghỉ hưu trước tuổi theo pháp luật hiện hành
Trên đây là nội dung Điều kiện và cách tính bảo hiểm xã hội một lần mới nhất 2019 LawKey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp những vấn đề bạn còn băn khoăn.
Bán nhà mà không bán đất có được không?
Hiện nay có rất nhiều người xây nhà trên đất nhưng mảnh đất đó không phải là của họ mà là của người thân, dẫn [...]
Trình tự cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập theo quy định hiện nay
Trong trường hợp chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc hư hỏng hoặc trong trường hợp bị thu hồi thì có thể được cấp [...]