Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật
Trong quá trình hành nghề, doanh nghiệp thẩm định giá có thể bị đình chỉ. Việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật được cụ thể như sau:
Trường hợp bị đình chỉ
Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 89/2013/NĐ-CP như sau:
Một là, không bảo đảm một trong các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tương ứng của từng loại hình doanh nghiệp trong 03 (ba) tháng liên tục.
Hai là, có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá, bao gồm:
– Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
– Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.
– Có hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
– Làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá cao hơn hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải, 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng phương pháp thẩm định giá.
Xem thêm: Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá theo quy định hiện nay
Thời gian đình chỉ hoạt động
Khoản 3 Điều 19 Nghị định 89/2013/NĐ-CP có quy định về thời gian đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
Thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tối đa không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực.
Trong thời gian này, doanh nghiệp phải có báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Tài chính về việc xử lý và khắc phục vi phạm của đơn vị kèm theo các tài liệu chứng minh liên quan, đồng thời đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Xem thêm: Quy định chung về thẩm định giá theo pháp luật hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu là gì?
Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều là công cụ nợ của ngân hàng phát hành. Vậy sự khác nhau giữa chứng chỉ tiền [...]
Trình tự cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
Hồ sơ, trình tự cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định [...]