Doanh nghiệp được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của NLĐ không?
Doanh nghiệp được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của NLĐ không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của NLĐ không?
Theo Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động gồm:
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Theo Điều 165 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động bao gồm:
- Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
- Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
- Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động và giữ giấy tờ tùy thân đối với người lao động là người giúp việc gia đình.
Doanh nghiệp giữ giấy tờ tùy thân của người lao động bị xử phạt thế nào?
Người sử dụng lao động có hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động thì có thể bị xử phạt với các mức phạt như sau:
♣ Theo điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động.
Đồng thời sẽ bị buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.
♣ Theo điểm a khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình.
Đồng thời bị buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng gấp đôi mức phạt cá nhân (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
>>Xem thêm: Công ty được trả lương muộn tối đa bao nhiêu ngày?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Hoà giải trong giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn
Hoà giải trong giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn là thủ tục bắt buộc sau khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu của người [...]
Khi nào thì nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc?
Khi nào người lao động được nhận trợ cấp thôi việc? Khi nào thì người lao động được nhận trợ cấp mất việc? Hãy [...]