Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có được hoạt động tại Việt Nam?
Hiện nay, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
Bài viết sau đây sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng những quyền và nghĩa vụ mà doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải thực hiện khi hoạt động tại Việt Nam. Khi cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cần được Bộ Tài chính cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Căn cứ pháp lý:
Luật kiểm toán độc lập năm 2011
1.Quyền của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
– Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Cung cấp các dịch vụ về kiểm toán;
b) Nhận phí dịch vụ;
c) Thành lập chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
d) Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở nước ngoài;
đ) Tham gia tổ chức kiểm toán quốc tế, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
e) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
g) Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
h) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán;
i) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có các quyền:
a) Cung cấp các dịch vụ về kiểm toán;
b) Nhận phí dịch vụ;
c) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
d) Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán;
e) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
– Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
– Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề.
– Hàng năm thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
– Thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán.
– Cung cấp thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập.
-. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết.
– Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán
– Từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán.
– Từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.
– Tổ chức kiểm toán chất lượng hoạt động và chịu sự kiểm toán chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Xử lý trường hợp phát sinh khi thông báo phát hành hóa đơn
Trong quá trình thông báo phát hành hóa đơn, doanh nghiệp có thể phát sinh một số trường hợp sai sót hay cần điều chỉnh. [...]
Những hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính bị xử phạt
Những hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính bị xử phạt. Các mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm. [...]