Vấn đề đối thoại trong lao động

Vấn đề đối thoại trong lao động

Đối thoại tại nơi làm việc, một hoạt động dường như không mấy được quan tâm, nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ lao động. Vấn đề đối thoại trong lao động còn được cụ thể hóa thành các quy định của pháp luật, cho thấy những giá trị mang lại của nó là không nhỏ. Trong bài viết này, Lawkey xin thông tin tới bạn đọc những nội dung về đối thoại tại nơi làm việc của người lao động.

1. Mục đích và hình thức đối thoại tại nơi làm việc

Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật lao động 2012 và cụ thể trong khoản 2 Điều 3 Nghị định 60/2013/NĐ-CP, đối thoại tại nơi làm việc được hiểu là việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa các bên để xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc.

Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của đối thoại xã hội nói chung, đối thoại tại nơi làm việc nói riêng, đó là không chỉ bảo đảm sự dân chủ trong doanh nghiệp, nhất là người lao động được đóng góp ý kiến để xây dựng môi trường lao động ổn định, vì sự phát triển của đơn vị, dung hòa được quyền và lợi ích, mà còn có tác dụng phòng ngừa các bất đồng xẩy ra, hạn chế và loại trừ nguy cơ dẫn đến tranh chấp lao động làm phá vỡ quan hệ lao động, gây thiệt hại về quyền, lợi ích cho cả hai bên.

Với quy định cụ thể về mục đích, hình thức đối thoại nơi làm việc, Điều 63 Bộ luật lao động 2012 đã tạo cơ sở cho việc xây dựng, phát triển dân chủ trong quan hệ lao đông. Trong bối cảnh hoạt động đối thoại xã hội chưa trở thành một nếp sinh hoạt ở các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta, thì những quy định về đối thoại tại nơi làm việc rất có ý nghĩa, thúc đẩy cả ngườ iswr dụng lao động, người lao động và tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động tích cực hơn trong việc hợp tác tổ chức hội nghị người lao động, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

2. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

Điều 64 Bộ luật lao động quy định về các nội dung đối thoại tương đối cụ thể tại nơi làm việc, bao gồm các vấn đề về tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động; quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của các bên đối với nhau, cũng như bất kể vấn đề gì mà các bên quan tâm. Đó là các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên, đồng thời là các vấn đề dễ xảy ra bất đồng, tranh chấp nếu không được bảo đảm cả ở khía cạnh nhận thức và hành động. Vì, đối với người sử dụng lao động, mục đích doanh thu, lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất, nên họ thường đặt ra các yêu cầu, quy định các nguyên tắc để ngườ ilao động phải tuân theo nhằm vừa bảo đảm tính hiệu quả, đồng thời hạn chế rủi ro. Còn bên người lao động, tập thể lao động, mục đích của việc “bán” sức lao động là nhằm có thu nhập cao, đồng thời trong quá trình lao động luôn được bảo đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý,… Nếu các nội dung này được bàn bạc, trao đổi và cùng đưa ra cách giải quyết thỏa đáng thì không chỉ dễ dàng điều hòa, giải quyết các mối quan tâm chung mà còn hóa giải được các mâu thuẫn, xung đột tiềm ẩn

3. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc

Điều 65 Bộ luật lao động 2012 quy định 2 hình thức được lựa chọn để tổ chức đối thoại: đối thoại định kỳ tại nơi làm việc hoặc đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên của quan hệ lao động, phía người lao động là đại diện tập thể lao động.

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

– Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung do pháp luật quy định. Khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ tối đa không quá 90 ngày.

– Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2013/NĐ-CP, ngườ iswr dụng lao động cso trách nhiệm: Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện; Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại; Cử thành viên đại diện để tham gia đối thoại; Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo quy định

– Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm: Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia đối thoại tại hội nghị người lao động; Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc. Các bên có trách nhiệm bố trí số lượng, thành phần, tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật và phải tuân thủ theo các thủ tục: Chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại; Tổ chức đối thoại; Kết thúc đối thoại (Điều 12 Nghị định 60/2013/NĐ-CP)

Đối thoại theo yêu cầu của một bên

Đối thoại theo yêu cầu của một bên được thực hiện khi một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, ngườ iswr dụng lao động có trách nhiệm chủ trì phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại và trách nhiệm của các bên trong tổ chức đối thoại được thực hiện tương tự như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Khi tiến hành đối thoại tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí địa điểm cũng như điều kiện khác để cuộc đối thoại được thực hiện trên thực tế. Nghĩa vụ này xuất phát từ thực hiễn về điều kiện của người sử dụng lao động, bởi trong quan hệ lao động, bên người sử dụng lao động mới có đủ khả năng bảo đảm những điều kiện này.

Trên đây là nội dung về vấn đề đối thoại trong lao động Lawkey gửi tới bạn đọc

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu