Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì? Các trường hợp nào nào thì bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện chấm dứt tính hiệu lực của hợp đồng đến từ ý chí của người lao động hoặc người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động sẽ không phải tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể là đúng pháp luật hoặc trái pháp luật dựa trên các quy định của pháp luật mà cụ thể là Bộ luật lao động 2012.
Có thể hiểu, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là việc người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các trường hợp mà pháp luật cho phép mỗi bên được quyền đơn phương chấm dứt.
Xem thêm: Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Người lao động hay người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật ấn định. Cụ thể như sau:
Đối với trường hợp của người lao động
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012.
Theo đó, người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp người lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước và phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Đối với trường hợp của người sử dụng lao động
Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Việc nhận lại người lao động có thể xảy ra nhiều trường hợp và đối với mỗi trường hợp, người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc
Ngoài khoản tiền bồi thường là 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý
Người lao động được nhận tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và trợ cấp thôi việc.
Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc
Người lao động được nhận tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Xem thêm: Công việc lao động tiền lương cho doanh nghiệp mới thành lập
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Những điểm mới về tiền lương từ ngày 01/01/2021
Những điểm mới về tiền lương mà người sử dụng lao động và người lao động nên biết theo Bộ luật lao động 2019 có hiệu [...]
Trường hợp người lao động nước ngoài không phải xin giấy phép lao động
Khi các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động nước ngoài, xin cấp giấy phép lao động là điều đầu tiên doanh nghiệp [...]