Được quen người khác khi đang ly thân không?
Trong quá trình ly thân có được quen người khác không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ly thân được hiểu như thế nào?
Theo quy định pháp luật hiện nay và Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không có khái niệm về ly thân. Mặc dù, ly thân là thực trạng phổ biến nhưng đây không phải là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp và không được pháp luật thừa nhận.
Đúc kết từ quan điểm cuộc sống, ly thân có thể hiểu là việc hai vợ chồng lựa chọn sống riêng, không gần gũi với nhau do một số rạn nứt tình cảm cũng như sự hòa hợp trong hôn nhân.
Căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Vì vậy, trong trường hợp cả hai ly thân vẫn chưa làm phát sinh việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Có được quen người khác khi đang ly thân không?
Như đã phân tích, ly thân không phải sự kiện pháp lý được pháp luật công nhận và không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp. Đây chỉ là một trong số cách giải quyết trong các mâu thuẫn hôn nhân và chưa được Tòa án ra quyết định chấm dứt hôn nhân. Vì lẽ trên, việc ly thân vẫn tồn tại và phát sinh đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Quyền và nghĩa vụ về nhân thân
Được bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng: quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng theo quy định của pháp luật được tôn trọng và bảo vệ
Được bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.
Trong tình nghĩa vợ chồng: vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Được lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng: việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng: có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Được tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng: có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quyền với tài sản chung vợ chồng
Tuy là ly thân nhưng về mặt pháp luật thì vẫn còn sự ràng buộc và vẫn được xem là vợ chồng hợp pháp.Vì vậy, vợ chồng vẫn còn phát sinh quyền cũng như định đoạt tài sản chung là ngang nhau.
Bên cạnh đó, dù ly thân, vợ chồng cũng có trách nhiệm phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản khi vì nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Quyền, nghĩa vụ đối với con cái
Ly thân nhưng vợ chồng phải có trách nhiệm đối với con cái, yêu thương con theo quy định của pháp luật.
Qua đó, việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Và mỗi cá nhân khi ly thân vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ hôn nhân như bình thường theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, hiện tại pháp luật Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân một vợ một chồng và không cho phép được quen người khác khi đang ly thân, điều này sẽ vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
>>Xem thêm: Lao động nữ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa trong bao lâu?
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Giải quyết trường hợp ngăn cản quyền thăm con sau khi ly hôn
Cha mẹ sau khi ly hôn vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc con cái. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thì quyền đó bị ngăn cản bởi [...]
Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con hay không? Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn [...]