Ưu điểm và nhược điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Vậy phương thức giải quyết này có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho khách hàng những tư vấn cụ thể về ưu điểm, nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
1.Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”
Trọng tài Thương mại là hình thức giải quyết những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, được thực hiện bởi một bên thứ ba độc lập có thể là Hội đồng trọng tài hoặc một số trọng tài viên theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một phán quyết. Phán quyết này có hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp và nếu các bên không tự nguyện thi hành sẽ bị cưỡng chế thi hành (thông qua cơ quan thi hành án dân sự).
>>>Xem thêm Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
2.Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
2.1.Trọng tài tôn trọng ý chí thỏa thuận của 02 bên tranh chấp
Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về địa điểm giải quyết tranh chấp, địa điểm tiến hành phiên họp. Đồng thời Trọng tài viên cũng phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về thời hạn tố tụng trừ trường hợp quy tắc của trung tâm trọng tài có qui định.
Trung tâm Trọng Tài và Trọng tài viên do các bên tranh chấp lựa chọn và trọng tài viên được lựa chọn sẽ bầu Chủ tịch HĐTT. Do vậy các bên có cơ hội lựa chọn những trọng tài viên là chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dạn trong các lĩnh vực đặc thù.
Ngoài ra, nếu tranh chấp có yếu tố quốc tế, thì các bên có quyền thoả thuận chọn tổ chức trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ dùng trong giải quyết tranh chấp và luật áp dụng .
2.2.Thủ tục nhanh chóng, linh hoạt
Phán quyết của trọng tài là chung thẩm, trọng tài chỉ xét xử một lần và đưa ra quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
Quy trình của tố tụng Trọng Tài cũng linh hoạt cho thời gian và lịch làm việc của các bên và năng động hơn so với toà án do trọng tài chỉ chịu sự điều chỉnh của quy Định của từng Trung Tâm Trọng Tài và Luật trọng tài thương mại năm 2010.
Trong thủ tục trọng tài, tính mềm dẻo, linh hoạt thể hiện rất rõ ở mỗi giai đoạn, thể hiện tính thuận tiện, dễ dàng tiến hành theo ý chí của các bên tranh chấp.
2.3. Bảo mật thông tin
Tất cả bí mật thông tin của các bên được giữ kín trong cả quá trình giải quyết, ngay cả khi có phán quyết cuối cùng cũng không được công khai nếu như không có yêu cầu của các bên. Đây được xem là một ưu điểm lớn của phương thức Trọng tài Thương mại, góp phần đáp ứng như mong muốn của các doanh nghiệp khi muốn giữ bí mật thông tin hoặc uy tín của mình.
3. Nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
3.1.Chi phí trọng tài cao
Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài tương đối lớn hơn so với giải quyết bằng con đường tòa án.
3.2.Việc điều tra, xác minh chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp mất nhiều thời gian hơn so với Tòa án
Trọng tài không phải cơ quan được giao quyền lực cưỡng chế của nhà nước, nên trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu xuất hiện trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc thực hiện mà phải yêu cầu tòa án thực hiện thay theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Trọng tài viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng .
3.3. Phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu tòa án xem xét lại
Phán quyết trọng tài có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu của một bên. Đây chính là lý do lớn nhất cho việc giải quyết bằng trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết các tranh chấp.
3.4.Việc thực hiện các phán quyết của trọng tài phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự nguyện của các bên
Chỉ khi một bên không tự nguyện thi hành phán quyết của trọng tài trong thời hạn và cũng không yêu cầu hủy phán quyết thì bên còn lại mới có quyền yêu cầu cơ quan thi hành dân sự thi hành phán quyết trọng tài. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý thức tự giác, dẫn đến số phán quyết trọng tài bị yêu cầu hủy và không được thi hành chiếm tỷ lệ lớn.
>>>Xem thêm Phiên họp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản theo quy định của pháp luật
Chủ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản là những ai? Pháp luật dân sự Việt Nam quy định những chủ thể này có quyền [...]
Các hoạt động cho thuê tài chính theo pháp luật hiện nay
Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê [...]