Quy định về giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo có thể bị giải thể. Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định về giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo như sau:
Trường hợp giải thể quỹ
Việc thanh lý, giải thể quỹ được tiến hành trong các trường hợp quy định tại khoả 1 Điều 14 Nghị định 38/2018/NĐ-CP sau đây:
Trường hợp 1: Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ;
Trường hợp 2: Đại hội nhà đầu tư quyết định giải thể quỹ trước khi kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ;
Trường hợp 3: Công ty thực hiện quản lý quỹ bị giải thể, phá sản, hoặc bị thu hồi Giấy đăng ký doanh nghiệp mà ban đại diện quỹ không xác lập được công ty thực hiện quản lý quỹ thay thế trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;
Trường hợp 4: Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ quỹ.
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quỹ giải thể theo trường hợp 2, trường hợp 3, trường hợp 4 hoặc 03 tháng trước ngày tiến hành giải thể quỹ theo trường hợp 1 quy định trên, công ty thực hiện quản lý quỹ triệu tập Đại hội nhà đầu tư để thông qua phương án giải thể quỹ.
Xem thêm: Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các công việc nghiêm cấm thực hiện
Đại hội nhà đầu tư thống nhất ngày giải thể quỹ. Kể từ ngày giải thể quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ không được:
– Thực hiện các hoạt động đầu tư, giao dịch mua các tài sản cho quỹ;
– Tặng, cho tài sản của quỹ cho tổ chức, cá nhân khác;
– Thực hiện các giao dịch khác với Mục đích tẩu tán tài sản của quỹ.
Xem thêm: Thủ tục thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Thanh lý tài sản của quỹ
Công ty thực hiện quản lý quỹ chịu trách nhiệm thực hiện việc thanh lý, phân chia tài sản cho nhà đầu tư theo phương án đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Trong đó:
Tài sản của quỹ
Theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 38/2018/NĐ-CP, tài sản của quỹ đang giải thể bao gồm:
– Tài sản và quyền về tài sản mà quỹ có tại thời điểm quỹ buộc phải giải thể;
– Các Khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà quỹ sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước thời điểm quỹ buộc phải giải thể.
Thanh lý tài sản của quỹ
Đại hội nhà đầu tư có quyền chỉ định một tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, giám sát toàn bộ hoạt động thanh lý, định giá, thẩm định lại việc định giá và phân phối tài sản của quỹ cho nhà đầu tư; hoặc duy trì hoạt động của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ đương nhiệm để thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý và phân phối tài sản quỹ.
Nghĩa vụ thanh toán
Tiền thu được từ thanh lý tài sản quỹ và các tài sản còn lại được thanh toán theo thứ tự ưu tiên nêu tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2018/NĐ-CP sau đây:
– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
– Các Khoản phải trả cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ các Khoản phải trả khác và chi phí giải thể quỹ. Trong trường hợp quỹ buộc phải giải thể theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này, quỹ không phải thanh toán cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ các Khoản phí theo hợp đồng kể từ ngày phát sinh sự kiện;
– Phần tài sản còn lại được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư vào quỹ.
Xem thêm: Tăng vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Thủ tục giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hộ kinh doanh có thể chuyển đổi thành một trong các lọại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu [...]
Xác nhận lao động không thuộc diện cấp Giấy phép lao động
Trong một số trường hợp, lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không phải xin giấy phép lao động. Doanh nghiệp [...]