Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một trong những biện pháp hành chính được quy định tại chương II Luật quản lý ngoại thương năm 2017. Bài viết này sẽ phân tích các quy định của pháp luật về chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
1. Biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa.
Ở Việt Nam, chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 như sau:
“- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân;
– Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này.”
Từ quy định này, chúng ta xác định được có 2 loại giấy có khả năng chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đó là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do chính thương nhân được Bộ trưởng Bộ công thương chấp thuận bằng văn bản cho phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với hàng hóa xuất khẩu, nước xuất khẩu sẽ yếu cầu chứng từ chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu cấp. Đối với chứng từ do chính thương nhân cấp bị coi là chứng từ không chính thức và nước nhập khẩu hàng hóa thường không chấp nhận loại chứng từ này.
2. Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 33 Luật quản lý ngoại thương, biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa được áp dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây:
“1. Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. Pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
3. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đề nghị của thương nhân hoặc do thương nhân tự chứng nhận đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Đối với trường hợp thứ nhất, khi các thương nhân có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia thì yêu cầu phải xuất trình được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Nếu hàng hóa này có nguồn gốc từ nước xuất khẩu mà nước đó cũng là thành viên trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì sẽ được hưởng các ưu đãi. Trong trường hợp thứ hai, đây là trường hợp mà pháp luật Việt Nam có quy định của pháp luật bắt buộc phải có giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khi đi vào hay đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đối với trường hợp thứ ba, chứng nhận xuất xứ hàng hóa được áp dụng khi có đề nghị của thương nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do chính thương nhân tự cấp. Cần lưu ý rằng trường hợp này chỉ áp dụng đối với các trường hợp không thuộc hai trường hợp đã phân tích ở trên.
3. hẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Chứng nhận xuất xứ là một trong những giấy tờ để chứng minh xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa. Do đó, không phải cơ quan nào cũng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất. Theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Công thương là chủ thể quy nhất được nhà nước trao quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bộ trưởng Bộ Công thương cấp hoặc có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Điều này đã được quy định cụ thể tại Điều 34 Luật quản lý ngoại thương như sau:
– Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp hoặc ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
– Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
4. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
Kiểm tra xuất xứ hàng hóa là một hoạt động quan trọng trong quản lý ngoại thương. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bao gồm cả việc kiểm tra cơ quan được Bộ trưởng bộ Công thưỡng ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ và việc thương nhân được Bộ trưởng Bộ Công thương đồng bằng văn bản cho phép thương nhân tự mình cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Ngoài ra, trách nhiệm kiểm tra xuất xứ hàng hóa còn được giao cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa là một trong những công việc cần được tiến hành một cách đồng bộ giữa các cơ quan, có sự phối hợp, hỗ trợ nhau. Đồng thời cần phải được triển khai áp dụng một cách đồng bộ ở nhiều địa phương để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, đảm bảo an toàn xã hội, quyền lợi của người tiêu dùng.
Trên đây là những quy định về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Lawkey gửi đến bạn đọc!
Tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay
Tổ chức tín dụng là trung gian tài chính, là nơi các doanh nghiệp thường lựa chọn để huy động vốn do chi phí huy động [...]
Một số đặc điểm về hợp đồng tặng cho tài sản
Lawkey gửi đến bạn đọc bài viết “Một số đặc điểm về hợp đồng tặng cho tài sản” như sau: Hợp đồng [...]