Quy định về hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu trong luật quản lý ngọai thương
Luật quản lý ngoại thương quy định chi tiết các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu, trong đó có hạn chế về số lượng, thương nhân và cửa khẩu với nguyên tắc xác định loại hàng hóa. Biện pháp này bao gồm cả thực hịện chế độ hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Trong bài viết này sẽ tìm hiểu quy định về hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
- Thế nào là hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?
Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (Quota xuất – nhập khẩu).
Theo quy định tại Điều 17 Luật quản lý ngoại thương, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được hiểu là:
“- Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
– Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam”.
Từ quy định này, chúng ta hiểu rằng đây là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm mục đích để hạn chế số lượng, khối lượng, giá trị của hàng hóa ra khỏi hoặc vào lãnh thổ Việt Nam.
- Các trường hợp áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Theo quy định định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chỉ trong một số trường hợp nhất định thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mới bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Hiện có ba trường hợp hàng hóa bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, bao gồm:
Thứ nhất, “theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” (điểm a khoản 1 Điều 18 Luật quản lý ngoại thương). Đây là trường hợp mà việt nam là thành viên của Điều ước tế, mà điều ước này áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa đó.
Thứ hai, “đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ”(điểm b khoản 1 Điều 18 Luật quản lý ngoại thương). Đây là trường hợp khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là những hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước, lúc này cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
Thứ ba, “khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam”(điểm c khoản 1 Điều 18 Luật quản lý ngoại thương). Trường hợp này áp dụng khi hàng khi hành hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch. Lúc này, Việt Nam cụng áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa của nước đó để trả đũa hoặc hạn nghạch xuất khẩu đối với hàng hóa nước mình nhằm mục đích hạn chế số lượng xuất khẩu để bình ổn kinh tế trong nước.
- Nguyên tắc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Cũng giống như áp dụng các biện pháp hành chính khác trong Luật quản lý ngoại thương năm 2017, việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Theo đó, tại khoản 2 Điều 18 Luật quản lý ngoại thương quy định nguyên tắc áp dụng biện pháp này như sau: “Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu”.
- Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu được trao cho Bộ trưởng Bộ Công thương. Bộ trưởng Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan tổ chức liên quan khác để cùng trao đổi, thảo luận và ra quyết định liên quan đến việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa.
Cụ thể, Điều này được quy định chi tiết tại Điều 19 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 như sau:
“1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.”
Trên đây là những quy định về hạn ngạch xuất nhập khẩu theo quy định của luật Quản lý ngoại thương mới, Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc chưa hiểu rõ hãy lên hệ với Lawkey gặp luật sư để được giải đáp cụ thể hơn.
Các phương thức xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Bán hàng giả có vi phạm pháp luật không? Bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Thế [...]
Phân biệt hộ chiếu và thị thực theo quy định pháp luật hiện hành
Thuật ngữ hộ chiếu và thị thực rất quen thuộc với những người xuất cảnh, du học sinh. Nhưng nhiều người chưa thể [...]