07 hành vi người đi xe máy không được làm theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trong đó có quy định các hành vi người đi xe máy không được làm. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
07 hành vi người đi xe máy không được làm theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ
Theo khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
Đi xe dàn hàng ngang;
Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Ngoài ra, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy còn không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 9 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.
Các hành vi người đi xe máy không được làm theo Luật Giao thông đường bộ 2008
Theo khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
Đi xe dàn hàng ngang;
Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Ngoài ra, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy còn không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019).
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ
Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(Điều 3 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)
>>Xem thêm: Bị tạm giữ bằng lái xe thì có được tham gia giao thông nữa không?
Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ
Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn [...]
Quy định của pháp luật về trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 4 Luật Nuôi con nuôi năm 2010; [...]