Hỗ trợ học nghề đối với người tham gia bảo hiểm xã hội
Hỗ trợ học nghề là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động có thể được hưởng trong thời gian không có việc làm. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động cần nắm được những thông tin sau đây.
I. Điều kiện để được hỗ trợ học nghề
Theo điều 55 Luật việc làm 2013, cá nhân được hỗ trợ học nghề khi có 1 trong 2 điều kiện sau:
- Cá nhân đã đáp ứng đủ các điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp và đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Nếu không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp thì cá nhân phải có thời gian đóng BHTN như sau: đã đóng từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
II. Mức hỗ trợ học nghề
Theo quyết định 77/2014/QĐ-TTg, mức hỗ trợ học nghề như sau:
- Cá nhân đáp ứng đủ điều kiện nếu có nhu cầu học nghề thì được hỗ trợ thông qua các cơ sở dạy nghề chứ không hỗ trợ bằng tiền để tự học.
- Mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng /1 người/ 1 tháng
- Nếu cá nhân tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.
Lưu ý:
- Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.
- Nếu học phí cao trên 1 triệu/ 1 tháng thì phần vượt quá sẽ do người học tự chi trả
- Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề do Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
III. Thời gian được hỗ trợ học nghề
- Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.
- Đối với người được hưởng trợ cấp thất nghiệp: Nếu đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.
IV. Thủ tục được hưởng hỗ trợ học nghề
Theo nghị định 28/2015/NĐ-CP, để được hỗ trợ học nghề thì phải trải qua quy trình sau:
Làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Nộp hồ sơ
- Đối với người đang hưởng BHTN
Nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Đối với người không đủ điều kiện hưởng BHTN
Nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề
Trung tâm dịch vụ việc làm xem xét và hẹn trả kết quả
Trung tâm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Thông báo kết quả
– Nếu hồ sơ được duyệt thì trung tâm dịch vụ việc làm gửi quyết định: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả cho cơ sở dạy nghề; 01 bản đến cơ sở dạy nghề để thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động
- Đối với người không đủ điều kiện hưởng BHTN, trung tâm cùng với trách nhiệm trên phải xác nhận đã giải quyết hỗ trợ học nghề vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp 01 bản để lưu hồ sơ
– Nếu không được duyệt: trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ sở dạy nghề lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho tổ chức bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề
Xem thêm: Có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng
Trên đây là tư vấn về Hỗ trợ học nghề đối với người tham gia bảo hiểm xã hội Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có nội dung nào bạn đọc không hiểu rõ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Những trường hợp không cho hưởng án treo mới nhất
Những trường hợp không cho hưởng án treo mới nhất Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được [...]
Các trường hợp giao dịch dân sự vi phạm ý chí của chủ thể
Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý gồm hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, giao dịch dân sự nhằm hướng [...]