Hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang tham gia làm việc
Người lao động được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 37 Nghị định 37/2016/NĐ-CP. Dưới đây là mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang tham gia làm việc.
Đièu kiện nhận hỗ trợ
Để được nhận hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 37/2016/NĐ-CP.
Đối tượng áp dụng
Mức hỗ trợ này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Điều kiện áp dụng
Người lao động thuộc một trong các trường hợp trên được hưởng hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
– Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định;
– Người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện.
Mức hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp
Đối với người lao động đáp ứng các điều kiện trên thì được hưởng mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời Điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám.
Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần. Điều này được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 37/2016/NĐ-CP.
Xem thêm: Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động sau khi giám định lại như thế nào
Hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp
Đối với trường hợp đủ điều kiện quy định, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bao gồm:
– Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
– Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động;
– Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.
Trình tự giải quyết hưởng hỗ trợ
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm: Vấn đề hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đã nghỉ hưu
Vấn đề hỗ trợ phí khám bệnh nghề nghiệp với người đã chuyển công việc khác
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang tham gia làm việc” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thành lập công ty FDI nhập khẩu và bán lẻ sữa bột trên website công ty
Doanh nghiệp FDI có được nhập khẩu sữa bột không? Thành lập công ty FDI nhập khẩu và bán lẻ sữa bột trên website công [...]
Bồi thường thiệt hại vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là gì? Pháp luật dân sự quy định [...]