Phân tích các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật

Các điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ chức có tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự. Vậy có thể hiểu các điều kiện của pháp nhân như thế nào?


Các điều kiện của pháp nhân được xác định Khoản 1 tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

Được thành lập một cách hợp pháp

Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ tục do luật định.

Tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận dưới các dạng: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận. Nhà nước bằng các quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập các tổ chức chi phối đến các tổ chức tồn tại trong xã hội. Việc công nhận sự tồn tại một tổ chức phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức đó có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị hay không. Một khi sự tồn tại của một tổ chức (không chỉ là tổ chức chính trị) có nguy cơ đến tồn tại của nền tảng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp thống trị thì Nhà nước không cho phép nó tồn tại.

Bởi vậy, chỉ những tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận sự tồn tại mới có thể trở thành chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Trong thực tiễn mỗi pháp nhân được thành lập theo một trình tự riêng phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của pháp nhân đó (quyết định thành lập, cho phép, công nhận).

Xem thêm: Chấm dứt pháp nhân theo quy định của pháp luật hiện nay


Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Trước tiên, tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó (doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học, hợp tác xã…) phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó.

Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập. Một tổ chức độc lập hoàn toàn theo nghĩa rộng không tồn tại trên thực tế mà bất kì một tổ chức nào cũng bị chi phối theo dạng này hay dạng khác của cá nhân trong tổ chức đó, của các tổ chức khác và của Nhà nước. Sự độc lập của tổ chức được coi là pháp nhân chỉ giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động với các chủ thể khác. Trong các lĩnh vực này tổ chức không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức đó.

Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, chỉ với sự độc lập mà pháp luật thừa nhận thì một tổ chức mới có thể trở thành một chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Sự tồn tại độc lập của tổ chức còn thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân (kể cả cơ quan pháp nhân). Có rất nhiều tổ chức thống nhất nhưng không độc lập như các phòng, ban, khoa… trong các trường học, các tổ chức là một bộ phận của pháp nhân.


Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó

Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng của mình – tài sản độc lập.

Tài sản riêng của pháp nhân không chỉ là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân mà có thể được Nhà nước giao cho tổ chức được quyền quản lí của pháp nhân đó. Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân – thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác. Pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục đích của pháp nhân.

Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tài sản của pháp nhân có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp hoặc các hình thức sở hữu khác nhưng các pháp nhân thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như một chủ sở hữu trong khuôn khổ điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân ghi nhận.

Trên cơ sở đó, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản riêng của mình. Pháp nhân tham gia vào các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân như một chủ thể độc lập, và phải chịu trách nhiệm về những hành vi được coi là “hành vi của pháp nhân”. Các thành viên của pháp nhân không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân.


Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước toà án

Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định phù hợp với điều lệ của pháp nhân. Khi pháp nhân không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc có gây thiệt hại cho cá nhân hoặc pháp nhân khác thì pháp nhân có thể là bị đơn trước Toà án. Ngược lại, cá nhân hoặc pháp nhân khác không thực hiện nghĩa vụ, hoặc gây thiệt hại cho pháp nhân thì pháp nhân có quyền khởi kiện trước Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình.

Pháp nhân phải thoả mãn các điều kiện chung bao gồm:

– Tiền đề về tổ chức để biến một tập thể người thành một chủ thể độc lập và hợp pháp để tham gia vào các quan hệ pháp luật;

– Tiền đề vật chất để tham gia vào các quan hệ tài sản và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

– Tổng hợp các tiền đề tổ chức và vật chất để một tổ chức có tư cách chủ thể tham gia vào các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ của pháp nhân quy định.

Các điều kiện của pháp nhân nêu trên là một thể thống nhất không tách rời nhau, hợp thành tư cách chủ thể của pháp nhân.

Trên đây là nội dung Phân tích các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu