Những lưu ý khi hóa đơn giá trị gia tăng bị mất, cháy, hỏng
Sau đây LawKey xin gửi tới bạn đọc bài viết những điều cần lưu ý khi xảy ra trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng bị mất, cháy, hỏng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi công ty tôi vừa bị cháy ở khu phòng Kế toán, do đó vụ hỏa hoạn đã làm cháy hết số hóa đơn đã thông báo phát hành và đăng ký sử dụng với chi chi cục thuế của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đang có nhu cầu để sử dụng hóa đơn, chúng tôi không biết phải xử lý như thế nào với số hóa đơn bị cháy trên. Chúng tôi có phải làm thủ tục gì với thuế không? Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn quy định về hóa đơn mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2. Giải quyết vấn đề
Theo như thông tin anh/chị cung cấp thì số hóa đơn của công ty anh/chị bị cháy là hóa đơn đã thông báo phát hành và đăng ký sử dụng với chi chi cục thuế. Tuy nhiên, công ty của anh/chị chưa kịp sử dụng thì lại gặp hỏa hoạn dẫn tới cháy số hóa đơn đó. Như vậy, căn cứ Điều 24 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn quy định về hóa đơn mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định như sau:
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn giá trị gia tăng đã lập hoặc chưa lập:
Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Trường hợp người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn giá trị gia tăng bản gốc đã lập:
Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua.
Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn giá trị gia tăng liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba:
Đối với trường hợp này, căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.
Xem thêm: Những nguyên tắc lập hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Những lưu ý khi hóa đơn giá trị gia tăng bị mất, cháy, hỏng” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Đối với mỗi cá nhân trong trường hợp khác nhau thì cách tính thuế thu nhập cá nhân cùng có sự khác nhau. Dưới đây là tổng [...]
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế được quy định như sau: Trách nhiệm của người [...]