Hợp đồng cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
Cho vay tiêu dùng cũng là một hình thức cấp tín dụng. Vậy hợp đồng cho vay tiêu dùng của công ty tài chính có gì đặc biệt không?
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 43/2016/TT-NHNN
– Thông tư 18/2019/TT-NHNN
1.Hợp đồng cho vay tiêu dùng
Hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của công ty tài chính; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng;
b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;
c) Mục đích sử dụng vốn vay;
d) Phương thức cho vay;
đ) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;
e) Lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy đổi theo tỷ lệ %/năm; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay;
g) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;
h) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; hình thức thông báo cho khách hàng về lịch trả nợ gốc, lãi tiền vay khi có điều chỉnh;
i) Quy định về việc trả nợ trước hạn, trong đó bao gồm điều kiện trả nợ trước hạn, phí trả nợ trước hạn và hình thức thông báo cho khách hàng về kế hoạch trả nợ gốc, lãi đối với dư nợ gốc còn lại trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn một phần khoản vay tiêu dùng;
k) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được công ty tài chính chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;
l) Các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp quy định của pháp luật có liên quan; biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cho vay tiêu dùng;;
m) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với công ty tài chính và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để công ty tài chính thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
n) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi công ty tài chính chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn;
o) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;
p) Hiệu lực của hợp đồng cho vay tiêu dùng.
2.Phân loại cho vay tiêu dùng
– Căn cứ vào mục đích vay
– Căn cứ vào phương thức hoàn trả
– Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ:
>>>Xem thêm Quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
Hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán là gì?
Hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên môi giới (thường là công ty chứng [...]
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước [...]