Những điều cần biết về hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC)
Trước khi lựa chọn một hình thức đầu tư nào chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ những quy định, ưu điểm, hạn chế của hình thức đó. Vậy, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)có những mặt vượt trội gì, hạn chế gì, hãy cùng chiakhoaphapluat.vn đi vào tìm hiểu.
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
-Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
– Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.
Về bản chất, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của chính mình, nhân danh mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Với cơ chế đàm phán để chia sẻ nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, đầu tư theo hợp đồng BCC có tính linh hoạt do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung.
2. Ưu điểm của hợp đồng BCC
Thứ nhất, các bên tham gia đầu tư không phải thành lập pháp nhân mới. Theo đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc liên quan đến việc đăng ký hoạt động, giải thể doanh nghiệp thưc hiện dự án đầu tư. Vì vậy, hình thức đầu tư này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư xây dựng chung cư.
Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các nhà đầu tư bằng sự am hiểu về thị trường quen thuộc của mình và những thị trường mà bên đối tác chưa nắm rõ có thể giúp đỡ nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra có thể chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hiện đại, hướng dẫn về mô hình tổ chức quản lý… Để hai bên cùng hoạt động hiệu quả, cùng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.
Thứ ba, với hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư. Do trong quá trình thực hiện hợp đồng, bản thân các nhà đầu tư sẽ độc lập và nhân danh chính mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ.
3. Hạn chế của hợp đồng BCC
Thứ nhất, ưu điểm không phải thành lập tổ chức kinh tế cũng đã chứa đựng sự hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Vì không phải thành lập một tổ chức kinh tế chung. Đồng nghĩa với việc các bên không có một con dấu chung, mà con dấu trong thực tế ở Việt nam thì việc sử dụng trong nhiều trường hợp là bắt buộc. Do đó, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh, qua đó làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại.
Thứ hai, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn. Trong thực tế, hình thức này được lựa chọn để áp dụng trong một dự án đầu tư cụ thể mà nhanh chóng hồi vốn, dễ sinh lợi. Nên những dự án có thời gian dài, cần triển khai theo từng giai đoạn mà việc quản lý, kinh doanh phức tạp thực sự không phù hợp.
Liên hệ ngay với Lawkey để được tư vấn:
Phòng 1605 tầng 16 tòa B10B, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Tổng đài tư vấn 1900 25 25 11
Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động chưa chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ
Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động chưa chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ Tóm tắt câu hỏi: [...]
Quy định về hạn chế cấp tín dụng của tổ chức tín dụng
Cấp tín dụng là một trong những hoạt động chính của tổ chức tín dụng. Quy định về hạn chế cấp tín dụng nhằm đảm [...]