Khách thể của sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật dân sự

Khách thể của sở hữu toàn dân rất đa dạng, phạm vi khách thể không bị hạn chế. Vậy pháp luật quy định những loại tài sản nào là khách thể của sở hữu toàn dân?


Khách thể của sở hữu toàn dân là gì?

Khách thể của sở hữu toàn dân rất đa dạng, phạm vi khách thể không bị hạn chế. Có những loại tài sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân như: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, các loại tài sản trong lòng đất thuộc thềm lục địa Việt Nam,… Đó là những tư liệu sản xuất chủ yếu quyết định đến việc phát triển kinh tế, bảo vệ nền an ninh và quốc phòng của nước ta. Những loại tài sản này gọi là khách thể đặc biệt của quyền sở hữu toàn dân.

Nhà nước giao cho các chủ thể khác nhau quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu nhà nước thông qua hợp đồng dân sự hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng các tư liệu sản xuất đó phải thực hiện trong phạm vi và trình tự do pháp luật quy định.

Hiến pháp 2013 đã ghi nhận là đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học – kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.

Xem thêm: Chủ thể của sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật dân sự


Đất đai

Tất cả các loại đất đai trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện thực hiện quyền sở hữu. Nhà nước giao đất cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, nông lâm trường, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã và cá nhân để sử dụng lâu dài và ổn định. Người sử dụng đất có quyền hưởng hoa lợi, để lại thừa kế những hoa lợi trên đất, được phép chuyển quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất được nhà nước giao theo quy định của Điều 54 Hiến pháp 2013. Đất đai được phân thành các loại sau:

– Đất nông nghiệp:

Đất nông nghiệp là đất dùng để phát triển nông nghiệp như trồng trọt (trồng lúa, cây hoa màu), chăn nuôi. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ, bảo vệ cải tạo, bồi bổ đất, sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả. Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất được nhà nước giao phải tuân theo các quy định của pháp luật về đất đai.

+ Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, trồng cỏ;

+ Đất làm muối;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất nông nghiệp trồng rừng: là đất chủ yếu dùng vào phát triển sản xuất lâm nghiệp như: trồng rừng, khai thác rừng, tu bổ và cải tạo rừng, đất rừng, làm vườn quốc gia, trồng rừng để phòng hộ đầu nguồn và cải tạo môi trường. Người sử dụng đất trồng rừng phải có trách nhiệm bảo vệ, khai thác hợp lí, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bảo vệ rừng.

– Đất phi nông nghiệp:

+ Đất ở nông thôn, thành thị. Là đất dùng để ở, xây dựng đô thị và các khu dân cư nông thôn. Việc sử dụng đất khu dân cư ở thành thị và ở nông thôn phải tuân theo quy định về quy hoạch đô thị và nông thôn. Trong trường hợp thật cần thiết vì lí do an ninh, quốc phòng hay vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể thu hồi quyền sử dụng đất nhưng có bồi thường theo quy định. Diện tích giao cho từng hộ không vượt quá mức quy định của Nhà nước và phải phù hợp với quy hoạch tại địa phương đó.

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan và các loại đất phi nông nghiệp khác. Là đất được sử dụng cho các nhu cầu chung, cho việc quản lí nhà nước, phục vụ việc phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng; đất dùng cho việc thăm dò, khai thác khoáng sản, làm đồ gốm, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác. Loại đất này nhà nước giao cho các tổ chức chuyên trách, các đơn vị quân đội, công an quản lí và sử dụng. Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng, khai thác phải tuân thủ những quy định riêng của từng loại đất nói trên.

+ Đất chưa sử dụng: Là loại đất hoang, đất trống, đồi trọc chưa được nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân nào. Nhà nước sẽ lập quy hoạch tổng thể, tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra khảo sát và lập kế hoạch đưa vào khai thác. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đưa loại đất này vào sản xuất nông lâm nghiệp.


Rừng

Rừng tự nhiên là tổng thể sinh thái gồm cây rừng và môi trường rừng như: thảm cỏ tự nhiên, thảm thực vật trung gian, động vật (gồm cả chim muông, thú rừng). 

Đối với các loại rừng mà chủ rừng trồng trên đất được nhà nước giao nhưng không phải bằng vốn của nhà nước thì tất cả sản phẩm thực vật thuộc quyền sở hữu của người bỏ vốn trồng rừng. Những động vật rừng quý hiếm mà pháp luật quy định phải bảo vệ, cấm săn bắt nếu không có giấy phép đều thuộc quyền sở hữu toàn dân. Các động vật thông thường thuộc quyền sở hữu của chủ rừng.

Tất cả các loại rừng nhà nước đều quy định các biện pháp bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng trừ sau bệnh hại rừng, các nguyên tắc sinh học và những quy định về kiểm dịch quốc gia. Để mở rộng diện tích rừng, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển rừng.

Rừng được chia thành các loại:

– Rừng phòng hộ:

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn;

+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;

– Rừng đặc dụng:

Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

+ Vườn quốc gia;

+ Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh;

+ Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;

+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

– Rừng sản xuất:

Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

+ Rừng sản xuất là rừng trồng;

+ Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.

Các tổ chức cá, cá nhân (chủ rừng) khi được cơ quan nhà nước giao rừng, đất trồng rừng để sử dụng phải tuân theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng, không sử dụng vào mục đích khác.


Nước

Bao gồm mặt biển, sông, hồ, ngòi, rạch.

Nước là nguồn tài nguyên vô tận, phục vụ việc tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nguồn năng lượng cho công nghiệp thủy điện. Nước biển trong vùng lãnh hải cung cấp nguyên liệu làm muối. Các tổ chức, cơ quan và cá nhân có quyền sử dụng nước nhưng không được làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Nước dùng trong công nghiệp trước khi thải ra nơi quy định phải được xử lí và phải tuân theo các quy định của pháp luật và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, các loài sinh vật sống trong nước (sinh vật và không sinh vật) là nguồn thủy sản và hải sản có giá trị, góp phần vào việc phát triển kinh tế ngoại thương, đem lại cho nhà nước số ngoại tệ đáng kể.


Hầm, mỏ (khoáng sản)

Là những loại tài nguyên trong lòng đất, dưới thềm lục địa có giá trị kinh tế phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp quốc phòng

– Hầm bao gồm các khoáng chất để xây dựng và cung cấp cho công nghiệp như đá vôi, đất sé, cát đen, cát vàng, muối mỏ, các khoáng chất làm nguyên liệu sản xuất phân bón.

– Mỏ bao gồm các loại khoáng chất như kim loại, đá quý, than đá, nhiên liệu lỏng (dầu), nhiên liệu khí

Việc khai thác và sử dụng hầm, mỏ phải tuân theo trình tự nhất đinh do pháp luật quy định. Tổ chức hoặc cá nhân có hành vi cố ý vi phạm các quy định trong quản lí nhà nước về khoáng sản sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật


Các loại vũ khí quốc phòng, an ninh

Là tài sản chỉ thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước trang bị cho các lực lượng vũ trang để chiến đấu bảo vệ tổ quốc và giữ gìn trật tự trị an. Ở nước ta, cá nhân không có quyền có vũ khí riêng.

Ngoài ra, những tài sản vắng chủ, vô chủ, những tài sản chôn giấy, bị chìm đắm trong một số trường hợp pháp luật quy định là của nhà nước.

Ví dụ: Khoản 2 Điều 229 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật”

Các công trình văn hóa hoặc công trình có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng như: hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, bưu điện, bưu chính viễn thông,.. đều thuộc sở hữu toàn dân.

Trên đây là nội dung Khách thể của sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật dân sự Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự là ai?

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu