Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự
Quan hệ pháp luật dân sự mang các đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung. Vậy khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự được hiểu thế nào?
Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự
Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khác nhau.
Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lý, tính cưỡng chế nhà nước…
Do tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội nên các bên tham gia vào các quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.. Sự tác động của các quy phạm pháp luật vào các quan hệ xã hội không làm mất đi tính xã hội của các quan hệ đó mà làm cho các quan hệ này mang một hình thức mới “quan hệ pháp luật”.
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí – ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại trong xã hội đó vào thời điểm lịch sử nhất định. Ngoài ra, các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện khác nhau trong từng quan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó (phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt).
Đặc điểm các quan hệ pháp luật dân sự
Ngoài các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự còn mang những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này xuất phát từ bản chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và những đặc điểm của phương pháp điều chỉnh.
Chủ thể
Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ dân sự, các chủ thể độc lập với nhau về tổ chức và tài sản. Xuất phát từ các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân – những quan hệ phát sinh trong đời sống thường nhật của các cá nhân cũng như trong các tập thể, trong tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cho nên, cá nhân và tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Trong giao lưu dân sự, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể này độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, được quyền tự định đoạt khi tham gia vào các quan hệ nhưng buộc phải thực hiện các nghĩa vụ khi đã tham gia vào các quan hệ đó.
Xem thêm: Năng lực chủ thể và hoạt động của pháp nhân theo luật định
Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
Địa vị pháp lý
Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác. Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: Một bên mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, trong quan hệ dân sự, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ dân sự.
Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên.
Lợi ích
Lợi ích (trước tiên là lợi ích kinh tế) là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự. Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lý để thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ do luật dân sự điều chỉnh. Bởi vậy, bồi thường toàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự.
Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản, do vậy, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảo đảm bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ và bên có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản của mình.
Các biện pháp cưỡng chế
Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể tự các bên quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể về hình thức áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Nhưng đặc tính tài sản là đặc trưng cho các biện pháp cưỡng chế trong luật dân sự.
Trên đây là nội dung Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Phân tích các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật
Các yếu tố lí lịch của pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Các loại pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì?
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là không phải là một khái niệm mới nhưng đã được cụ thể hóa trong Luật chứng [...]
Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do covid 19
Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do covid 19. CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA [...]