Kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự: Sự khác biệt?
Kháng cáo, kháng nghị là gì? Làm thế nào để phân biệt kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là kháng cáo, kháng nghị?
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, kháng cáo, kháng nghị có thể hiểu là quyền đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng (trong trường hợp kháng cáo) theo quy định hoặc của cơ quan, người tiến hành tố tụng (trong trường hợp kháng nghị).
Phân biệt kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự
Để phân biệt kháng cáo và kháng nghị, có thể dựa theo các tiêu chí sau:
Kháng cáo | Kháng nghị | |
Hình thức | Chủ thể thực hiện kháng cáo lên tòa phúc thẩm | Được thực hiện qua 03 hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. |
Chủ thể thực hiện | Người có quyền kháng cáo (tùy từng trường hợp theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự) trong vụ án hình sự bao gồm: – Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ; – Người bào chữa; – Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ; – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ; – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; – Người được Tòa án tuyên không có tội. | Cơ quan, người tiến hành tố tụng có quyền kháng nghị bao gồm:– Đối với cấp phúc thẩm: Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm;– Đối với cấp giám đốc thẩm (tùy theo từng trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự):
– Đối với cấp tái thẩm (tùy theo từng trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự):
|
Phạm vi | – Bản án hoặc quyết định sơ thẩm; – Người bào chữa kháng cáo bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa; – Phần bản án, quyết định liên quan đến bồi thường thiệt hại; – Phần bản án, quyết định liên quan đến quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; – Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ; – Các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là người đó không có tội. | – Cấp phúc thẩm: Kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;– Cấp giám đốc thẩm: Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khi có một trong các căn cứ:
– Cấp tái thẩm: xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. |
Thời hạn | – Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. – Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. | – Cấp phúc thẩm:
– Cấp giám đốc thẩm:
– Cấp tái thẩm:
|
>>Xem thêm: Quy định về kháng cáo bản án sơ thẩm
Trên đây là bài viết về: Kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự: Sự khác biệt?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có cần giấy phép không? Nếu không có thì [...]
Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng hiện nay
Giấy phép xây dựng là gì? Đối tượng nào phải xin giấy phép xây dựng? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng [...]