Khi nào môi giới hôn nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Môi giới hôn nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội mua bán người, hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin nhé.
Quy định pháp luật về môi giới hôn nhân
Môi giới hôn nhân là gì
Hành vi mai mối hôn nhân hay còn được gọi là môi giới hôn nhân là việc làm mà trung gian cho các bên gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán và bắt đầu thiết lập các quan hệ của các bên nhằm mục đích để hưởng thù lao
Cơ quan được phép hoạt động môi giới hôn nhân với người nước ngoài
Theo quy định tại Điều 51 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình, Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được xem là một đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có các tổ chức thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ được công nhận và có thể hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Những tổ chức này được nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động nhằm đảm bảo rằng các hoạt động môi giới hôn nhân với người nước ngoài được tiến hành theo quy định và quyền lợi của các bên được bảo vệ. Điều này cũng giúp ngăn chặn các hoạt động môi giới không hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam. Vì vậy, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào không được Nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đều vi phạm pháp luật.
Khi nào môi giới hôn nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi môi giới hôn nhân với người nước ngoài có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người trong các trường hợp cụ thể sau đây
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP:
Điều 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài
“1. Người sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài để nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác;
b) Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Lợi dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài để tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để chuyển giao cho người nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
2. Trường hợp người môi giới biết mục đích của người nước ngoài là thông qua hoạt động xem mặt, chọn vợ (hoặc chồng) hoặc kết hôn để đưa người được chọn ra nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, bán cho người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn thực hiện hành vi môi giới để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của người nước ngoài thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự.”
Như vậy, các cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định của Bộ luật hình sự.
>>>Xem thêm: Tội mua bán người
Trên đây là nội dung bài viết Khi nào môi giới hôn nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hãy liên hệ Lawkey để sử dụng Dịch vụ luật sư bào chữa, bảo vệ các vụ án hình sự nhé.
Thời gian nghỉ thai sản có được công ty đóng bảo hiểm xã hội không
Thời gian nghỉ thai sản có được công ty đóng bảo hiểm xã hội Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư, tôi muốn hỏi về việc [...]
Xác định các loại bất động sản được phép đưa vào kinh doanh
Kinh doanh bất động sản là một hoạt động kinh doanh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải tất cả các bất động sản [...]