Kiểm toán nội bộ
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Xã hội phát triển, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ nằm trong phạm vi hoạt động của đơn vị mà nó vượt ra khỏi phạm vi nội bộ đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài. Luật Kế toán năm 2015 đã chỉ rõ trách nhiệm của đơn vị kế toán phải xây dựng, thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, hiệu lực và tin cậy, tổ chức kiểm toán nội bộ với những nhiệm vụ được quy định cụ thể theo luật định.
Kiểm toán nội bộ
1, Khái niệm kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là công việc về lĩnh vực kế toán của nhân viên trong một công ty có trách nhiệm cung cấp các đánh giá độc lập, khách quan về hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty.
2, Chức năng của kiểm toán nội bộ
Bên cạnh việc thực hiện các đánh giá khách quan về hoạt động kinh doanh tài chính của công ty, các kiểm toán viên nội bộ cũng thực hiện cung cấp các đánh giá về hiệu quả hoạt động và thường sẽ báo cho cấp quản lý cao nhất về cách cải thiện cơ cấu chung của công ty.
Các chức năng của kiểm toán viên nội bộ bao gồm:
- Thực hiện đánh giá tính chính xác của các quản lý ở cấp đơn vị kinh doanh
- Đánh giá liên kết giữa các đơn vị kinh doanh
- Xác minh và đảm bảo an toàn cho tài sản
- Tuân thủ các quy trình kinh doanh của công ty
- Điều tra gian lận hoặc các hành vi nội bộ vi phạm chính sách của công ty.
3, Các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán nội bộ.
Theo điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, các doanh nghiệp sau đây phải thực hiện kiểm toán nội bộ :
- a) Công ty niêm yết;
- b) Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
- c) Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
4, Nội dung của kiểm toán nội bộ.
Mặc dù mỗi dự án kiểm toán nội bộ thường độc lập nhưng quy trình kiểm toán hầu như là tương tự với nhau bao gồm 4 giai đoạn chính là: Lập kế hoạch (khảo sát và đánh giá sơ bộ), Nghiên cứu thực tế, Báo cáo kiểm toán và Đánh giá.
Sự tham gia của khách hàng là rất quan trọng với từng giai đoạn của quá trình kiểm toán nội bộ. Như trong bất kì dự án nào, kết quả kiểm toán trong một khoảng thời gian nhất định. Một trong những điều quan trọng là giảm thiểu thời gian và tránh làm gián đoạn các công việc đang diễn ra trong công ty.
a,Lập kế hoạch
Trong bước này, các nhân viên kiểm toán nội bộ sẽ đánh giá bất kì công việc kiểm toán nào trong quá khứ, xem xét tài liệu về khu vực đang được xem xét và đánh giá sơ bộ về đơn vị ngân sách và doanh thu, chi phí thực tế.
Các kiểm toán viên cũng xây dựng phạm vi và mục tiêu kiểm toán mà trên đó họ căn cứ vào giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn này cũng bao gồm một cuộc họp giới thiệu để thảo luận về các mục tiêu, mốc thời gian và các thông tin quan trọng khác có thể giúp giảm bớt quả trình kiểm toán nội bộ.
Tại thời điểm này, các nhân viên kiểm toán có thể yêu cầu vài thông tin quan trọng như biểu đồ tổ chức, danh sách liên hệ và tài liệu mô tả các thủ tụ của đơn vị nếu có.
b,Giai đoạn triển khai kiểm toán
Trong giai đoạn này, thường cũng là phần dài nhất trong quy trình kiểm toán nội bộ. Nhân viên kiểm toán sẽ tập hợp thông tin về các hoạt động của kiểm toán, hiểu được các chức năng của đơn vị và xác định cả điểm mạnh, điểm yếu.
Công việc này bao gồm xem xét hoạt động tài chính, thủ tục hành chính và kinh doanh, chức năng tổng thẻ của đơn vị và các hoạt động khác cụ thể cho từng phần trong đơn vị.
Các nân viên kiểm toán sẽ phỏng vấn các cán bộ chủ chốt, quan sát các đơn vị và định kỳ đánh giá tiến độ kiểm toán với người đứng đầu và nhân sự trong đơn vị.
Cuối cùng, giai đoạn này cho phép các nhân viên kiểm toán xác định các lĩnh vực rủi ro và mối quan tâm trong các quy trình và thủ tục nội bộ của đơn vị. Tất cả đều được thảo luận với người kiểm toán trước hoặc khi kết thúc nghiên cứu thực tế.
c,Báo cáo kết quả kiểm toán
Trong bước này, tất cả các kết quả nghiên cứu thực tế được biên soạn, trình bày và thảo luận với khách hàng. Khách hàng phải cung cấp kế hoạch làm việc với khung thời gian giải quyết tất cả các đề xuất.
Một báo cáo tóm tắt cuối cùng sau đó sẽ được gửi tới quản lý cấp cao để được xem xét.
d, Giám sát triển khai
Dựa trên khung thời gian trong kế hoạch, việc kiểm tra, giám sát được thực hiện để đảm bảo rằng các biện pháp cần thiết đã thực sự được thực hiện.
Liên hệ Công ty TNHH tư vấn LawKey Việt Nam
Địa chỉ: Phòng 1605 tầng 16 tòa B10B, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024.665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Face: Lawkey
Thủ tục hủy hóa đơn GTGT
Bên cạnh việc tạo, phát hành hóa đơn thì việc hủy hóa đơn cũng rất quan trọng. Pháp luật hiện hành đã có quy định [...]
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế
Trách nhiệm của các chủ thể trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế được quy định như sau: Trách nhiệm của người [...]