Kinh doanh vận tải xe khách cần điều kiện gì?
Ngày nay, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng cao, các tổ chức kinh doanh vận tải xe khách được mở ra nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại đó. Vậy kinh doanh loại hình này cần đáp ứng những điều kiện gì?
Kinh doanh vận tải xe khách (hay tên gọi đầy đủ là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ xe khách có thể tổ chức theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn về điều kiện kinh doanh dịch vụ này.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
1.Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Kinh doanh vận tải xe khách là một trong những hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Vì thế, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này cần đáp ứng các điều kiện chung về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bao gồm:
– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật
– Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh
+ Phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt, phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật
+ Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình
– Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
– Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
– Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
– Về tổ chức quản lý
+ Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe
+ Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định
+Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
+ Phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách
>>> Xem thêm Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
2.Điều kiện kinh doanh vận tải xe khách
Ngoài đáp ứng điều kiện chung về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, doanh nghiệp, hợp tác xã còn cần đáp ứng các điều kiện riêng về kinh doanh vận tải xe khách như sau:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký khai thác trên tuyến trong quy hoạch và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình như sau:
a) Xe ô tô đăng ký khai thác kinh doanh vận tải lần đầu:
b) Xe ô tô đang khai thác:
– Xe ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên phải có niên hạn sử dụng như sau:
a) Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng;
b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.
>>> Xem thêm Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng cần điều kiện gì?
3.Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải xe khách
Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô (theo mẫu)
– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải
– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải
– Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
– Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải
4.Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải xe khách
Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các loại giấy tờ trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Bước 3: Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Sau 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm Kinh doanh vận tải hàng hóa cần điều kiện gì?
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng cần điều kiện gì?
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng đang dần trở thành một lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay. Đây là ngành [...]
Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư, công [...]