Lợi dụng việc nhận con nuôi bị xử phạt như thế nào
Lợi dụng việc nhận con nuôi đang là vấn nạn nghiêm trọng được nhiều người quan tâm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có các chế tài xử lý, cụ thể hãy xem tại bài viết dưới đây
Các hành vi bị cấm trong việc nhận nuôi con nuôi
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi năm 2010, các hành vi bị cấm trong việc nhận nuôi con nuôi như sau:
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm
Xử phạt hành chính
Căn cứ quy định tại Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
c) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
b) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Xử lý hình sự
Các trường hợp lợi dụng việc nhận con nuôi để xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự đối với từng tội danh cụ thể được quy định trong bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Như vậy việc lợi dụng việc nhận con nuôi vào các mục đích xấu là vi phạm pháp luật. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ với luật LawKey nhé.
Thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Trường hợp nào doannh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động? Trình tự, thủ tục thu hồi giấy [...]
Tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
Việc tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như thế nào? [...]