Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Cũng như Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo đó, các tình tiết sau được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

1. Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm

Người phạm tội có ý thức tự mình làm giảm bớt sự nguy hiểm của tội phạm hoặc có ý thức ngăn chặn trong quá trình thực hiện tội phạm.

2. Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả

Mục 1.1 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP quy định việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

– Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;

– Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người  bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

– Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;

– Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè…) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

– Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra (ví dụ việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) nhưng đã tự nguyện dùng tiền, tài sản của mình để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ, hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường) và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

3. Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

4. Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

5. Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

6. Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra

Áp dụng tình tiết này khi đáp ứng 2 điều kiện: (1) Người phạm tội phản ứng do bị kích động và không làm chủ được hành vi do nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật trước đó và (2) Sự kích động của họ do chính nạn nhân tạo ra.

7. Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

Áp dụng tình tiết này khi có đủ hai điều kiện “do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội” và “hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra”.

8. Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn

9. Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng

Áp dụng tình tiết này khi người phạm tội từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào và phạm tội thuộc trường hợp tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

10. Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức

– Bị người khác đe dọa được hiểu là bị người khác dọa trừng phạt nếu làm trái ý họ, tạo cho người phạm tội nỗi lo sợ về một tai hoạ có thể xảy ra, và để tránh tai hoạ đó người phạm tội đã phải thực hiện tội phạm.

– Bị người khác cưỡng bức là bị người khác dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác buộc người phạm tội đã phải thực hiện tội phạm.

11. Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra

Tình tiết này được hiểu là người phạm tội phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức do nguyên nhân khách quan.

12. Phạm tội do lạc hậu

Nghĩa là phạm tội do sự hạn chế về mặt nhận thức do trình độ lạc hậu, thấp kém, đi chậm so với tiến trình phát triển chung của xã hội.

13. Người phạm tội là phụ nữ có thai

Không phân biệt người phạm tội là phụ nữ có thai tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp sau khi bị khởi tố, bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo.

13. Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên

14. Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng

– Người khuyết tật nặng là người được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

– Người khuyết tật đặc biệt nặng là người được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

15. Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình

Áp dụng tình tiết này khi có đủ hai điều kiện (1) người phạm tội có bệnh và (2) bệnh đó là nguyên nhân làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội.

16. Người phạm tội tự thú, bao gồm:

– Người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình trước khi bị phát hiện.

– Người phạm tội bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện.

17. Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải

Là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra.

18. Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án

Là trường hợp người phạm tội có những hành vi, lời khai thể hiện sự hợp tác tích cực với cơ quan có trách nhiệm trong việc nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án, giúp các cơ quan này phát hiện thêm tội phạm mới hoặc đồng phạm mới.

19. Người phạm tội đã lập công chuộc tội

“Đã lập công chuộc tội” là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm cho đến trước khi bị xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), người phạm tội không những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà họ còn có những hành động giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt kẻ phạm tội, có hành động thể hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người khác… được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận.

20. Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác

Điểm b Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP xác định “người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác” là người trước khi phạm tội họ đã có những thành tích xuất sắc được tặng thưởng Huân chương, bằng lao động sáng tạo, bằng khen của Chính phủ hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận chiến sĩ thi đua, dũng sĩ quyết thắng, các danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và các danh hiệu cao quý khác… 

21. Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

22. Người phạm tội đầu thú

Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

23. Các tình tiết giảm nhẹ khác theo quy định tại điểm c Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP, bao gồm:

– Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

– Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

– Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

– Người bị hại cũng có lỗi;

– Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

– Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

– Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

– Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Lưu ý: Các tình tiết giảm nhẹ đã được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trên đây là nội dung bài viết Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ LawKey để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

Miễn trách nhiệm hình sự là gì? Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự?

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu