Luật doanh nghiệp mới nhất theo quy định pháp luật
Luật doanh nghiệp 2020 là Luật doanh nghiệp mới nhất áp dụng hiện nay đã được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
1. Tóm tắt nội dung Luật doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 1706/2020 thay thế Luật doanh nghiệp năm 2014. Luật doanh nghiệp 2020 đã có nhiều thay đổi quan trọng nhằm hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.
Luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.
So với Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có 10 chương, 218 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, tăng 5 điều.
2. Điểm mới của Luật doanh nghiệp 2020 so với Luật doanh nghiệp 2014
Luật Doanh nghiệp năm 2020 vừa tiếp tục kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập đang tồn tại. Cụ thể:
2.1. Về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) chỉ thể hiện 4 nội dung chính:
+ Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Vốn điều lệ.
Như vậy, theo quy định mới GCNĐKDN sẽ không bao gồm thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thời gian xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp GCNĐKDN được rút ngắn xuống còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong khi theo quy định cũ tại Luật Doanh nghiệp 2005, thời gian xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 10 ngày làm việc.
2.2. Những quy định mới về Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014, chỉ những Doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn mới được coi là doanh nghiệp Nhà nước. Trong trường hợp, Nhà nước sở hữu dưới 100% vốn, Doanh nghiệp Nhà nước sẽ được tổ chức theo mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần và chịu sự điều chỉnh như các doanh nghiệp cùng loại. Tuy nhiên, bên cạnh những quy chế pháp lý được áp dụng như một doanh nghiệp thông thường, Luật Doanh nghiệp mới cũng đề ra một số điều khoản áp dụng riêng biệt cho loại hình Doanh nghiệp Nhà nước (Quy định cụ thể tại Điều 88 đến Điều 109).
2.3. Về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty có thể tự quyết định, chỉ định một người đại diện theo pháp luật hoặc trong trường hợp cần thiết thì có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tóa án.
2.4. Về con dấu của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình. Tuy nhiên, trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trước đây việc cấp, sử dụng con dấu của doanh nghiệp do Bộ Công an quy định, tuy nhiên hiện nay, doanh nghiệp có quyền tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
2.5. Quy định về doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội là khái niệm mới được pháp luật thừa nhận chính thức tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Doanh nghiệp xã hội được tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp nhất định như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…,được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp này là nhằm giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
2.6. Quy định về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các công ty có thể chia, tách, hợp nhất, sáp nhập để tạo thành một công ty mới mà không bắt buộc phải là “công ty cùng loại” như quy định Luật Doanh nghiệp năm 2005. Đồng thời quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trình tự thủ tục, hồ sơ,…
Trên đây là nội dung bài viết Luật doanh nghiệp mới nhất theo quy định pháp luật LawKey gửi đến bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
13 hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Các hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định trong Nghị định [...]
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh Công ty TNHH 1TV
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh Công ty TNHH 1TV Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Khi thay [...]