Một số hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nên biết
Kinh doanh vận tải đang ngày càng được chú trọng khi nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng tăng. Dưới đây là một số hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nên biết.
Kinh doanh vận tải hành khách
Đây là một trong những hoạt động kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Đa dạng về hình thức, loại hình này còn đa dạng về việc sử dụng phương tiện vận chuyển. Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Hoạt động kinh doanh | Một số lưu ý | Cơ sở pháp lý |
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định | – Doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký khai thác trên tuyến trong quy hoạch và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận. – Doanh nghiệp, hợp tác xã phải ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh bến xe khách và tổ chức vận tải theo đúng phương án khai thác tuyến đã được duyệt; được đề nghị tăng, giảm tần suất, ngừng khai thác trên tuyến theo quy định. | Điều 4 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt | – Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt được thực hiện trên tuyến cố định, theo biểu đồ chạy xe phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. – Tuyến xe buýt không được vượt quá phạm vi 02 tỉnh liền kề; trường hợp điểm đầu hoặc điểm cuối của tuyến xe buýt thuộc đô thị loại đặc biệt thì không vượt quá phạm vi 03 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, tuyến xe buýt có các điểm dừng đón, trả khách. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt cần điều kiện gì? | Điều 5 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi | – Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi. – Xe dùng để tham gia vận tải hành khách phải có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn cố định trên nóc xe. – Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách. | Điều 6 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng | – Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải. – Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, đối với xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bao gồm: Hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng. Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng | Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Kinh doanh vận tải khách du lịch | – Kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định được thực hiện theo chương trình du lịch và phải có hợp đồng vận tải khách du lịch bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị kinh doanh du lịch hoặc lữ hành. – Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, đối với xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bao gồm: Hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng. | Điều 8 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Ngoài việc kinh doanh vận tải hành khách, doanh nghiệp có thể lựa chọn kinh doanh vận tải hàng hóa. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể:
Hoạt động kinh doanh | Một số lưu ý | Cơ sở pháp lý |
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải | Là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kilôgam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền gắn trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe đề chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh. | Khoản 1 Điều 9 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng | Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển các loại hàng mà mỗi kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá quy định nhưng không thể tháo rời ra được; Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp. | Khoản 2 Điều 9 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm | Là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp. | Khoản 3 Điều 9 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ | Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công – ten – nơ. | Khoản 4 Điều 9 Nghị định 86/2014/NĐ-CP |
Xem thêm: Kinh doanh vận tải hàng hóa cần điều kiện gì?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nên biết” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ được quy định [...]
Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của Công ty hợp danh
Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của Công ty hợp danh Theo quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2014 và Điều 49 Nghị [...]