Quy định pháp luật về mua tàu bay hiện nay
Tàu bay là loại phương tiện đặc biệt, cần phải được đăng ký quốc tịch. Do đó pháp luật cũng có những quy định cụ thể về mua tàu bay.
Căn cứ pháp lý:
– Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014
– Nghị định 110/2011/NĐ-CP
1.Hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp tàu bay
– Hình thức:
a) Hình thức đấu thầu rộng rãi;
b) Hình thức đấu thầu hạn chế;
c) Hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp.
Hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp được áp dụng trong trường hợp nhà cung cấp là nhà sản xuất tàu bay. Việc áp dụng hình thức này phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi thực hiện.
– Phương thức lựa chọn:
Phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp tàu bay là phương thức một túi hồ sơ. Nhà thầu nộp hồ sơ gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
2.Trình tự thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp tàu bay bằng hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp
2.1. Nội dung cơ bản của hồ sơ yêu cầu
a) Tàu bay: loại tàu bay, động cơ, cấu hình tàu bay (đối với tàu bay đã qua sử dụng cần có thông tin về năm sản xuất, số xuất xưởng, loại động cơ, cấu hình tàu bay);
b) Hình thức mua;
c) Thời gian giao tàu bay;
d) Giá tàu bay;
đ) Quỹ đại tu tàu bay (áp dụng cho tàu bay đã qua sử dụng);
e) Đặt cọc;
g) Bảo hiểm liên quan đến tàu bay và người khai thác tàu bay (áp dụng cho tàu bay đã qua sử dụng);
h) Thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất;
i) Các tài liệu đi kèm (áp dụng đối với tàu bay đã qua sử dụng): các thông số kỹ thuật của tàu bay, bao gồm cả các thông tin về thân, động cơ; cấu hình khoang tàu bay; cấu hình ghế; tiêu chuẩn của bếp trên tàu bay.
>>>Xem thêm Quy định pháp luật hiện hành về hình thức thuê tàu bay
2.2. Hình thức gửi hồ sơ đề xuất
Nhà thầu tham dự có thể gửi hồ sơ đề xuất bằng giao nhận trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, fax hoặc e-mail, nhưng phải đảm bảo có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Đối với nhà thầu là các cá nhân, tổ chức Việt Nam, hồ sơ đề xuất phải có thêm dấu xác nhận. Trường hợp hồ sơ đề xuất được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2.3. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo hợp đồng, giải thích, làm rõ, sửa đổi hoặc bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, doanh nghiệp tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu để ký kết hợp đồng. Hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
3.Hình thức hợp đồng mua tàu bay
– Hình thức trọn gói: giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
– Hình thức có điều chỉnh giá: giá hợp đồng được tính theo giá cơ sở và công thức trượt giá quy định trong hợp đồng. Giá cơ sở được cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
Trên đây là những tư vấn của Lawkey về mua tàu bay. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.
Quy chuẩn kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng
Kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng là bộ phận bắt buộc cần có. Vậy quy chuẩn kiểm toán nội bộ được quy định [...]
Thừa phát lại là gì? Vai trò của thừa phát lại trong thi hành án dân sự Việt Nam
Để hiểu thêm về thừa phát lại, hãy cùng Lawkey tìm hiểu về vấn đề Thừa phát lại là gì ai trò của thừa phát lại [...]