Mức xử phạt người phạm tội lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
Người phạm tội lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Mức xử phạt như thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP
Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
“1. Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể quyết định sự sống của nạn nhân (ví dụ: tim, buồng gan…), làm nạn nhân chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự.
2. Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhưng không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150 của Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp này, nếu gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc làm nạn nhân chết do bị nhiễm trùng hoặc tự sát thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 3 Điều 150 của Bộ luật Hình sự.”
Theo đó, phụ thuộc vào những trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội Giết người hoặc tội Mua bán người theo quy định của Bộ luật hình sự.
Mức xử phạt đối với người phạm tội có hành vi lấy bộ phận cơ thể nạn nhân
Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người
Căn cứ quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017:
Điều 123. Tội giết người
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
…
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
…
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.
Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người
Căn cứ quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017:
Điều 150. Tội mua bán người
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
…
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
…
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là nội dung bài viết Mức xử phạt người phạm tội lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. Hãy liên hệ Lawkey để sử dụng Dịch vụ luật sư bào chữa, bảo vệ các vụ án hình sự nhé.
Dự án đầu tư có sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP, Chính phủ có đưa ra một số các quy định liên quan đến dự án đầu tư có sử dụng đất. [...]
Các loại cổ phiếu hiện nay là gì?
Cổ phiếu là một hình thức xác nhận phần vốn góp của cổ đông vào công ty. Vậy các loại cổ phiếu hiện nay là gì? Căn [...]