Nghị định 42/2015/NĐ-CP Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 42/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11năm 2014;

Căn cứ Luật Chứng khoánngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đi, bsung một sđiều của Luật Chứng khoánngày 24 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủban hành Nghị định về chứng khoánphái sinh và thị trường chứng khoánphái sinh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chứng khoánphái sinh và thị trường chứng khoánphái sinh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoánphái sinh và hoạt động trên thị trường chứng khoánphái sinh tại Việt Nam.
  2. Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt độngđầu tư, kinh doanh chứng khoánphái sinh và thị trường chứng khoánphái sinh tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Chứng khoánphái sinh là chứng khoánquy định tại Luật Chứng khoánvà Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, bao gồm:
  2. a) Hợp đồng tương lai là chứng khoánphái sinh niêm yết, trong đó xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau:

– Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc

– Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồngvà giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được ấn định trước trong tương lai.

  1. b) Quyền chọn là chứng khoánphái sinh, trong đó xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán thực hiện một trong các giao dịch sau:

– Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồngvà giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc

– Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.

  1. c) Hợp đồngkỳ hạn là chứng khoánphái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
  2. d) Các chứng khoánphái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  3. Tài sản cơ sở là chứng khoánvà các tài sản khác được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoánphái sinh.
  4. Thị trường giao dịch chứng khoánphái sinh (gọi tắt là thị trường chứng khoánphái sinh) là địa điểm, hình thức trao đổi thông tin để tập hợplệnh mua, bán và giao dịch chứng khoánphái sinh hoặc để thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch các chứng khoánphái sinh.
  5. Đầu tư chứng khoánphái sinh là việc mua, bán chứng khoánphái sinh niêm yết hoặc thỏa thuận giao dịch hợp đồng chứng khoánphái sinh trên thị trường chứng khoánphái sinh.
  6. Kinh doanh chứng khoánphái sinh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sau:
  7. a) Môi giới chứng khoánphái sinh.
  8. b) Tự doanh chứng khoánphái sinh.
  9. c) Tư vấn đầu tư chứng khoánphái sinh.
  10. Tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh là tổ chức kinh doanh chứng khoánthực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh.
  11. Vị thế một chứng khoánphái sinh tại một thời điểm là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoánphái sinh còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tính tới thời điểm đó. Nhà đầu tư mua hoặc bán một chứng khoánphái sinh, được gọi là mở vị thế mua hoặc mở vị thế bán chứng khoánphái sinh đó.
  12. Vị thế mở một chứng khoánphái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoánphái sinh còn hiệu lực, chưa được thanh lý hoặc tất toán.
  13. Vị thế ròng một chứng khoánphái sinh tại một thời điểmđược xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở của chứng khoánphái sinh đó tại cùng một thời điểm.
  14. Giới hạn vị thế một chứng khoánphái sinh là vị thế ròng tối đa của chứng khoánphái sinh đó, hoặc của chứng khoánphái sinh đó và các chứng khoánphái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm.
  15. Giới hạn lệnh giao dịch một chứng khoánphái sinh là số lượng chứng khoánphái sinh tối đa có thể đặt trên một lệnh giao dịch.
  16. Giới hạn lệnh tích lũy một chứng khoánphái sinh là số lượng chứng khoánphái sinh tối đa trên các lệnh giao dịch đang chờ thực hiện có thể đặt từ một tài khoản giao dịch.
  17. Thành viên giao dịch chứng khoánphái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch) là thành viên của Sở giao dịch chứng khoánđược thực hiện nghiệp vụ tự doanh và môi giới chứng khoánphái sinh.
  18. Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại và là thành viên của Sở giao dịch chứng khoánđược đầu tư chứng khoánphái sinh trên trái phiếu Chính phủ.
  19. Thành viên tạo lập thị trường là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt được thực hiện hoạt động tạo lập thị trường cho một hoặc một số chứng khoánphái sinh.
  20. Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh.
  21. Thành viên bù trừ chung là thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh của mình, các khách hàng môi giới của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh cho các thành viên không bù trừ và khách hàng của các thành viên không bù trừ đó.
  22. Thành viên bù trừ trực tiếp là thành viên bù trừ chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh của mình và các khách hàng môi giới của mình.
  23. Thành viên giao dịch không bù trừ (sau đây gọi tắt là thành viên không bù trừ) là thành viên giao dịch không được làm thành viên bù trừ.
  24. Hợp đồngủy thác bù trừ, thanh toán là hợp đồngtrong đó thành viên không bù trừ ủy thác cho một thành viên bù trừ chung thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh của mình và khách hàng của mình.
  25. Quỹ bù trừ là quỹ hình thành từ các khoản đóng góp của thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoánphái sinh đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.

Chương II

TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Điều 4. Điều kiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chng khoánphái sinh

  1. Việc kinh doanh chứng khoánphái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoánphải được Ủy banChứng khoánNhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoánphái sinh. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoánphái sinh bao gồm:
  2. a) Là tổ chức kinh doanh chứng khoánđược cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoántheo quy định tại Luật Chứng khoán.
  3. b) Đáp ứng các điều kiện tài chính sau:

– Đối với hoạt động tự doanh chứng khoánphái sinh: Là công ty chứng khoáncó vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ sáu trăm (600) tỷ đồng trở lên;

– Đối với hoạt động môi giới chứng khoánphái sinh: Là công ty chứng khoáncó vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ tám trăm (800) tỷ đồng trở lên và được phép thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoánphái sinh;

– Đối với hoạt động tư vấn chứng khoánphái sinh: Là tổ chức kinh doanh chứng khoáncó vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định theo quy định pháp luật vềchứng khoán;

– Trường hợp đăng ký kinh doanh cả hoạt động tư vấn, môi giới và tự doanh chứng khoánphái sinh, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoánphải đạt tối thiểu từ tám trăm (800) tỷ đồng trở lên.

  1. c) Đáp ứng các yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó (tổng) giám đốc phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu năm (05) nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoánvà chứng chỉ chuyên môn về chứng khoánphái sinh và thị trường chứng khoánphái sinh.
  2. d) Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  3. Việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ủy banChứng khoánNhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh bao gồm:
  4. a) Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  5. b) Là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh; hoặc công ty chứng khoánđã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động môi giới chứng khoánphái sinh.
  6. c) Đáp ứng các điều kiện tài chính sau:

– Đối với thành viên bù trừ trực tiếp: Là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ năm nghìn (5.000) tỷ đồngtrở lên; hoặc là công ty chứng khoáncó vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ chín trăm (900) tỷ đồng trở lên;

– Đối với thành viên bù trừ chung: Là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ bảy nghìn (7.000) tỷ đồng trở lên; hoặc là công ty chứng khoáncó vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ một nghìn hai trăm (1.200) tỷ đồng trở lên.

  1. d) Đáp ứng yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng (đối với công ty chứng khoán) hoặc tỷ lệ an toàn vốn, vốn cấp cho chi nhánh (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

đ) Đáp ứng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

  1. Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh.

Điều 5. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chng khoánphái sinh

  1. Ủy banChứng khoánNhà nước quyết định đình chỉ tối đa mười hai (12) tháng đối với một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh trong các trường hợp sau:
  2. a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoánphái sinh có tài liệu giả mạo, hoặc có thông tin sai sự thật.
  3. b) Hoạt động kinh doanh sai mục đích, không đúng với hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận.
  4. c) Không đáp ứng một hoặc một số quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 4 Nghị định này trong vòng sáu (06) tháng liên tiếp.
  5. d) Bị kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt và các trường hợp bị đình chỉ hoạt động khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Chứng khoán.
  6. Tổ chức kinh doanh chứng khoánbị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoánphái sinh trong các trường hợp sau:
  7. a) Tự nguyện chấm dứt hoạt động.
  8. b) Bị buộc phải chấm dứt hoạt động.
  9. Tổ chức kinh doanh chứng khoántự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh phải nộp hồ sơ và được Ủy banChứng khoánNhà nước chấp thuận cho phép chấm dứt hoạt động đó trước khi thực hiện.
  10. Tổ chức kinh doanh chứng khoánbị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh trong các trường hợp sau:
  11. a) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.
  12. b) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; bị chia, tách mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
  13. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định đình chỉ hoạt động, chấp thuận cho phép chấm dứt hoạt động, yêu cầu chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoáncó trách nhiệm công bốthông tin vềviệc đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoáncó trách nhiệm:
  14. a) Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Ủy banChứng khoánNhà nước báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh, trừ các trường hợp quy định tại Điểm b, c, d Khoản này.
  15. b) Chuyển tài sản ký quỹ và vị thế mở của nhà đầu tưsang tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh thay thế theo yêu cầu của nhà đầu tư; thực hiện các giao dịch để thanh lý, đóng vị thế theo yêu cầu của nhà đầu tư.
  16. c) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của nhà đầu tư trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình.
  17. d) Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của Ủy banChứng khoánNhà nước.
  18. Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đình chỉ, thu hồi, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoánphái sinh; hướng dẫn việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh.

Chương III

THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Mục 1

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Điều 6. Chứng khoánphái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoánphái sinh

  1. Chứng khoánphái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoánphái sinh bao gồm:
  2. a) Hợp đồng tương lai.
  3. b) Quyền chọn niêm yết.
  4. c) Hợp đồng kỳ hạn dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoángiao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
  5. d) Chứng khoánphái sinh niêm yết khác, chứng khoánphái sinh giao dịch thỏa thuận khác dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoángiao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
  6. Chứng khoánphái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoánphái sinh phải có các nội dung chủ yếu sau:
  7. a) Thông tin về tài sản cơ sở bao gồm: Tên, mã và các thông tin khác về tài sản cơ sở.
  8. b) Thông tin về chứng khoánphái sinh bao gồm: Quy mô hợp đồng; phương thức giao dịch; giới hạn vị thế; thời hạn giao dịch, tháng đáo hạn, ngày thanh toán cuối cùng, ngày giao dịch cuối cùng, ngày niêm yết, phương thức thực hiện thanh toán; bước giá, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá; phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày, giá tham chiếu, giá thanh toán, mức ký quỹ.
  9. c) Trường hợp chứng khoánphái sinh là quyền chọn phải có thêm thông tin về loại quyền chọn (mua hoặc bán), kiểu quyền chọn (châu Âu hoặc Mỹ), giá thực hiện, thời gian thực hiện.
  10. Bộ Tài chính hướng dẫn việc niêm yết, tổ chức giao dịch chứng khoánphái sinh dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán.
  11. Tùy vào nhu cầu và điều kiện phát triển của thị trường, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc niêm yết các chứng khoánphái sinh dựa trên các tài sản cơ sở không phải là chứng khoán.

Điều 7. Hủy niêm yết chứng khoánphái sinh

  1. Sở giao dịch chứng khoánhủy niêm yết chứng khoánphái sinh trong các trường hợpsau:
  2. a) Chứng khoánphái sinh đáo hạn.
  3. b) Tài sản cơ sở của chứng khoánphái sinh bị hủy niêm yết hoặc không còn được sử dụng làm tài sản cơ sở và các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
  4. c) Theo yêu cầu của tổ chức phát hành.
  5. Việc hủy niêm yết chứng khoánphái sinh quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận của Ủy banChứng khoánNhà nước.

Điều 8. Quy định về đầu tư chng khoánphái sinh

  1. Tổ chức, cá nhân được tự do đầu tư vào các chứng khoánphái sinh trên thị trường chứng khoánphái sinh, trừ các trường hợp đầu tư có điều kiện cụ thể dưới đây:
  2. a) Công ty chứng khoánchỉ được đầu tư chứng khoánphái sinh sau khi đã được Ủy banChứng khoánNhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tự doanh chứng khoánphái sinh.
  3. b) Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoánphái sinh từ nguồn vốn ủy thác, vốn của quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoántrong trường hợp hợp đồngquản lý danh mục đầu tư, điều lệ quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoáncó điều khoản cho phép sử dụng nguồn vốn ủy thác, vốn của quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoánđể đầu tư chứng khoánphái sinh; công ty quản lý quỹ không được đầu tư chứng khoánphái sinh từ nguồn vốn của mình, kể cả nguồn vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
  4. c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoánphái sinh sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
  5. d) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoánphái sinh sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

đ) Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn của doanh nghiệp nhà nước chỉ được đầu tư chứng khoánphái sinh sau khi đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền, chủ sở hữu cho phép thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

  1. Trong quá trình đầu tư chứng khoánphái sinh, kinh doanh chứng khoánphái sinh, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về rủi ro và phải tuân thủ quy định pháp luật, không được thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Chứng khoán.
  2. Việc đầu tư, giao dịch chứng khoánphái sinh niêm yết thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Đối với các chứng khoánphái sinh không niêm yết quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này, trước và sau khi giao kết, thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam. Việc giao dịch, bù trừ, thanh toán, thực thi hợp đồng chứng khoánphái sinh không niêm yết thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch và phù hợp với quy định pháp luật liên quan. Trường hợp Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam tổ chức giao dịch, bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh không niêm yết thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Mục 2

TCHỨC GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Điều 9. Tổ chức giao dịch chứng khoánphái sinh

  1. Sở giao dịch chứng khoánđược tổ chức giao dịch các chứng khoánphái sinh. Ngoài Sở giao dịch chứng khoán, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch các chứng khoánphái sinh niêm yết quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
  2. Sở giao dịch chứng khoánchịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động của thị trường chứng khoánphái sinh theo quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định này, các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán.

Điều 10. Quyền của sgiao dịch chứng khoánđối vớihoạt động giao dịch chứng khoánphái sinh

  1. Thiết kế sản phẩm, niêm yết, tổ chức giao dịch các chứng khoánphái sinh quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này và ban hành các quy chế nghiệp vụ sau khi được Ủy banChứng khoánNhà nước chấp thuận.
  2. Chấp thuận đăng ký, từ chối đăng ký, đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoánhoặc theo yêu cầu của Ủy banChứng khoánNhà nước.

Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ thỏa thuận, xác lập thành viên giao dịch thay thế. Trường hợp không thể thực hiện được, Sở giao dịch chứng khoáncó quyền chỉ định thành viên giao dịch thay thế để tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc chấm dứt tư cách thành viên. Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin cần thiết về nhà đầu tư cho thành viên giao dịch thay thế và tiếp tục thực hiện mọi nghĩa vụ của mình cho tới khi hoàn tất việc bàn giao quyền, nghĩa vụ cho thành viên giao dịch thay thế.

  1. Yêu cầu Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin cần thiết nhằm thực hiện công tác giám sát và tổ chứcthị trường giao dịch chứng khoánphái sinh theo quy định pháp luật.
  2. Các quyền khác theo quy định tại Điều 37 Luật Chứng khoánvà quy định pháp luật liên quan.

Điều 11. Nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoánđối với hoạt động giao dịch chứng khoánphái sinh

  1. Bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật phù hợpcho hoạt động thị trường; tổ chứchoạt động thị trường, giám sát và công bố thông tin về giao dịch chứng khoánphái sinh theo quy định pháp luật.
  2. Kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện hoạt động, việc tuân thủ quy chế của Sở giao dịch chứng khoánvà quy định pháp luật liên quan của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về hoạt động thị trường, hoạt động của các thành viên cho Ủy ban Chứng khoánNhà nước theo quy định, khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện vi phạm.
  3. Phối hợp với Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam bảo đảm hoạt động giao dịch trên thị trường, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh an toàn, hiệu quả theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan khác.
  4. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 38 Luật Chứng khoánvà quy định pháp luật liên quan.

Điều 12. Giao dịch chứng khoánphái sinh

  1. Sở giao dịch chứng khoánđược tổ chức giao dịch các chứng khoánphái sinh tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này theo phương thức giao dịch khớp lệnh và phương thức giao dịch thỏa thuận.
  2. Hoạt động giao dịch chứng khoánphái sinh niêm yết được thực hiện thông qua các thành viên giao dịch và Sở giao dịch chứng khoán. Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh niêm yết thực hiện thông qua thành viên bù trừ và Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  3. Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch chứng khoánphái sinh của nhà đầu tư.

Điều 13. Các biện pháp ổn định thị trường

  1. Sở giao dịch chứng khoánđược áp dụng một hoặc một số biện pháp dưới đây để ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư:
  2. a) Thay đổi số phiên giao dịch, thời gian giao dịch.
  3. b) Áp dụng, điều chỉnh giới hạn lệnh, giới hạn lệnh tích lũy.
  4. c) Hạn chế mở vị thế mới.
  5. d) Dừng hoặc hủy bỏ các lệnh giao dịch.
  6. Các biện pháp ổn định thị trường của Sở giao dịch chứng khoántại Khoản 1 Điều này phải được hướng dẫn tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoánsau khi được Ủy banChứng khoánNhà nước chấp thuận.

Mục 3

THÀNH VIÊN GIAO DỊCH, THÀNH VIÊN GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT

Điều 14. Đăng ký thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thtrường

  1. Công ty chứng khoánđăng ký làm thành viên giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoánphải đáp ứng các điều kiện sau:
  2. a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện môi giới chứng khoánphái sinh do Ủy banChứng khoánNhà nước cấp và đáp ứng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
  3. b) Đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoánvề hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ cho giao dịch chứng khoánphái sinh.
  4. Ngân hàng thương mại đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoánphải đáp ứng các điều kiện sau:
  5. a) Là thành viên giao dịch trên thị trường trái phiếu Chính phủ của Sở giao dịch chứng khoán.
  6. b) Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép đầu tư chứng khoánphái sinh.
  7. c) Đáp ứng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và Điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
  8. Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ được đăng ký làm thành viên tạo lập thị trường trên cơ sở hợp đồng ký với Sở giao dịch chứng khoán.
  9. Sở giao dịch chứng khoáncó quyền điều chỉnh số lượng thành viên tạo lập thị trường, có quyền từ chối đăng ký thành viên tạo lập thị trường, từ chối gia hạn hợp đồng tạo lập thị trường.
  10. Sở giao dịch chứng khoánhướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký làm thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường.

Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường

  1. Quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch:
  2. a) Được tự doanh chứng khoánphái sinh, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và môi giới chứng khoánphái sinh cho nhà đầu tư. Thành viên giao dịch đặc biệt được đầu tư chứng khoánphái sinh dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ.
  3. b) Nhận, thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư; định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động trên tài khoản giao dịch;

Trường hợpthành viên giao dịch là thành viên không bù trừ, thành viên giao dịch có nghĩa vụ ký hợp đồngủy thác bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh vớithành viên bù trừ chung trước khi cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán phái sinh.

  1. c) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 39 Luật Chứng khoánvà các văn bản hướng dẫn.
  2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tạo lập thị trường:
  3. a) Được hưởng các ưu đãi theo thỏa thuận với Sở giao dịch chứng khoán.
  4. b) Mở tài khoản tạo lập thị trường tách biệt với tài khoản tự doanh và các tài khoản giao dịch của nhà đầu tư;
  5. c) Thực hiện báo giá theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán;
  6. d) Quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với Sở giao dịch chứng khoánvà quy định pháp luật liên quan.

Điều 16. Hợp đồng mtài khoản giao dịch chứng khoánphái sinh

  1. Thành viên giao dịch phải yêu cầu nhà đầu tư cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin nhận biết và xác định tư cách khách hàng trước khi ký hợp đồngmở tài khoản giao dịch chứng khoánphái sinh cho khách hàng.
  2. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoánphái sinh phải bao hàm các nội dung cơ bản về hoạt động ủy thác bù trừ, thanh toán sau:
  3. a) Thành viên bù trừ có quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để ký quỹ cho Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam đối với vị thế mở của nhà đầu tư.
  4. b) Trường hợp nhà đầu tưmất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ có quyền đóng vị thế, sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
  5. c) Các rủi ro phát sinh trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, hoặc bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.
  6. Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoánphái sinh cho nhà đầu tư.

Điều 17. Thực hiện giao dịch

  1. Thành viên giao dịch chỉ được phép nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư sau khi đã bảo đảm nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch và ký quỹ ban đầu, ký quỹ duy trì đầy đủ theo yêu cầu của thành viên bù trừ.
  2. Để duy trì vị thế, thành viên giao dịch phải bảo đảm nhà đầu tư có đủ mức ký quỹ duy trì theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng đủ mức ký quỹ duy trì và không bổ sung ký quỹ kịp thời theo yêu cầu của thành viên bù trừ thì nhà đầu tư, thành viên bù trừ phải thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

Chương IV

BÙ TRỪ, THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Mục 1

TCHỨC HOẠT ĐỘNG BÙ TRỪ,

THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Điều 18. Tổ chức hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh

  1. Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm chỉ được thực hiện thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, trong đó Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam là một đối tác giao dịch, thành viên bù trừ là đối tác còn lại của giao dịch, kể cả giao dịch do bên thứ ba thực hiện.
  2. Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch các chứng khoánphái sinh quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này theo nguyên tắc sau:
  3. a) Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoánquy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này phải được thực hiện theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoánViệt Nam.
  4. b) Hoạt động bù trừ, thanh toán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm đối với giao dịch chứng khoánphái sinh không niêm yết quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này được Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với các bên tham gia giao dịch.

Điều 19. Quyền của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh

  1. Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này; ban hành các quy chế nghiệp vụ sau khi được Ủy banChứng khoánNhà nước chấp thuận.
  2. Chấp thuận đăng ký, từ chối đăng ký, đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên bù trừ theo quy chế của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam hoặc theo yêu cầu của Ủy banChứng khoánNhà nước.

Thành viên bù trừ bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ thỏa thuận, xác lập thành viên bù trừ thay thế. Trường hợp không thể thực hiện được, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam có quyền chỉ định thành viên bù trừ thay thế tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của thành viên bù trừ bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên. Thành viên bù trừ bị đình chỉ hoặc chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ chuyển giao toàn bộ tài sản ký quỹ, vị thế mở của khách hàng, cung cấp mọi thông tin cần thiết về khách hàng cho thành viên bù trừ thay thế và tiếp tục thực hiện mọi nghĩa vụ của mình cho tới khi hoàn tất việc bàn giao quyền, nghĩa vụ cho thành viên bù trừ thay thế.

  1. Quyền của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam đối với thành viên bù trừ:
  2. a) Yêu cầu thành viên bù trừ ký quỹ và đóng góp vào quỹ bù trừ.
  3. b) Yêu cầu thành viên bù trừ báo cáo đầy đủ, kịp thời, chi tiết về hoạt động giao dịch, tài khoản và tài sản ký quỹ của nhà đầu tư.
  4. c) Xác định, điều chỉnh mức ký quỹ ban đầu tối thiểu, mức ký quỹ duy trì tối thiểu, danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ.
  5. d) Xác định, điều chỉnh giới hạn vị thế đối với thành viên bù trừ, nhà đầu tư.

đ) Thực hiện các giao dịch đối ứng để đóng vị thế đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.

  1. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của Ủy banChứng khoánNhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam được thực hiện các hoạt động dưới đây nhằm bảo vệ nhà đầu tư và an toàn của thị trường:
  2. a) Trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán:

– Được đóng vị thế, thanh lý vị thế của chính thành viên bù trừ; được sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ để thực hiện các nghĩa vụ của thành viên bù trừ; được sử dụng khoản đóng góp vào quỹ bù trừ của thành viên bù trừ để bù đắp các thiệt hại tài chính (nêu có);

– Được chuyển tài sản ký quỹ và các vị thế mở của khách hàng tới thành viên bù trừ thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không thể thực hiện được, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam được đóng vị thế, thanh lý vị thế; sử dụng, bán, chuyển giao tài sản củakhách hàng mà thành viên bù trừ ký quỹ để thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng hoặc bù đắp các thiệt hại tài chính phát sinh từ vị thế mở của khách hàng. Tài sản ký quỹ của khách hàng chỉ được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ giao dịch chứng khoánphái sinh của khách hàng.

  1. b) Trường hợpthành viên bù trừ bị phá sản: Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam là chủ nợ đối với các khoản phải thu của thành viên bù trừ, được ưu tiên phân chia tài sản theo quy định pháp luật về phá sản. Trình tự, thủ tục tiếp nhận phân chia tài sản thực hiện theo quy định pháp luật liên quan.
  2. c) Được yêu cầu các thành viên bù trừ khác thực hiện các giao dịch đối ứng để đóng vị thế đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, không phân biệt đó là vị thế mở của thành viên bù trừ đó hay của nhà đầu tư.
  3. Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam được cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và tài sản ký quỹ cho thành viên bù trừ, thành viên không bù trừ, khách hàng của thành viên không bù trừ bảo đảm quản lý tách biệt tới tài khoản của từng khách hàng, tách biệt tới từng danh mục đầu tư của khách hàng.
  4. Được yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ cung cấp kịp thời, đầy đủ mọi thông tin về giao dịch của thành viên và của nhà đầu tư.
  5. Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Điều 45 Luật Chứng khoánvà quy định pháp luật liên quan.

Điều 20. Nghĩa vụ của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam đối vớihoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chng khoánphái sinh

  1. Bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật phù hợpcho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh; tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả, công bằng và khách quan.
  2. Thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh. Xây dựng cơ chế bảo đảm thanh toán trong hoạt động thanh toán, bù trừ chứng khoánphái sinh.
  3. Kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện hoạt động, việc tuân thủ quy chế của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam và quy định pháp luật của các thành viên bù trừ; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về hoạt động bù trừ, thanh toán, giao dịch chứng khoánphái sinh, hoạt động của các thành viên bù trừ cho Ủy banChứng khoánNhà nước theo quy định hoặc khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện vi phạm.
  4. Trong hoạt động thanh toán, quyết toán giao dịch chứng khoánphái sinh, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, cam kết của mình chỉ đối vớithành viên bù trừ, không chịu trách nhiệm với bên thứ ba.
  5. Thiết lập hệ thống bảo đảm quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam; tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản, tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ đó.
  6. Trích lập không quá 15% doanh thu hàng năm từ nghiệp vụ bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh để lập quỹ dự phòng rủi ro thanh toán để bù đắp thiệt hại tài chính (nếu có). Khoản trích lập này được tính vào chi phí hoạt động của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam khi xác định thu nhập chịu thuế.
  7. Quản lý và sử dụng quỹ bù trừ, quỹ dự phòng rủi ro thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  8. Các nghĩa vụ khác quy định tại Điều 46 Luật Chứng khoánvà quy định pháp luật liên quan.

Mục 2

THÀNH VIÊN BÙ TRỪ

Điều 21. Đăng ký thành viên bù trừ

  1. Điều kiện đăng ký thành viên bù trừ bao gồm:
  2. a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh do Ủy banChứng khoánNhà nước cấp và đáp ứng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp là công ty chứng khoánthì phải đồng thời là thành viên giao dịch chứng khoánphái sinh của Sở giao dịch chứng khoán.
  3. b) Đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh.
  4. Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký làm thành viên bù trừ.

Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của thành viên bù trừ

  1. Quyền của thành viên bù trừ:
  2. a) Thành viên bù trừ trực tiếp được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh của mình, giao dịch chứng khoánphái sinh của các khách hàng của mình. Thành viên bù trừ chung còn được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh của các nhà đầu tư khác, bao gồm giao dịch của thành viên không bù trừ và cả khách hàng của các thành viên đó.
  3. b) Được yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ trước khi đặt lệnh và trong quá trình duy trì vị thế; được xác định các mức ký quỹ ban đầu, mức ký quỹ duy trì tùy thuộc vào tính chất, quy mô giao dịch của khách hàng, bảo đảm không thấp hơn mức ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì tối thiểu theo quy định; được lựa chọn loại chứng khoánđể ký quỹ trong danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ; được xác định phương thức và thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi chứng khoánký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ phù hợp với quy định pháp luật.
  4. c) Trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ có quyền:

– Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện, hoặc thành viên bù trừ thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư;

– Được sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư.

  1. d) Được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam cho vị thế của chính nhà đầu tư đó theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định này; được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để bảo đảm thanh toán, thực hiện thanh toán đối với các vị thế của nhà đầu tư mà mình đứng tên.

đ) Trường hợp thành viên bù trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thay thế cho thành viên bù trừ bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư cho thành viên bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên bù trừ phải được chuyển giao cho thành viên bù trừ thay thế để quản lý.

  1. Nghĩa vụ của thành viên bù trừ:
  2. a) Thành viên bù trừ là đại diện theo ủy quyền của khách hàng, thay mặt khách hàng chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  3. b) Ký quỹ đầy đủ, kịp thời cho Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam đối với các vị thế mở của mình và của khách hàng; đóng góp vào Quỹ bù trừ và trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính, hỗ trợ nghiệp vụ theo hướng dẫn của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam trong trường hợp có thành viên bù trừ, nhà đầu tư bị mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.
  4. c) Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống và quy trình quản lý rủi ro trong từng nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh; thiết lập và vận hành hệ thống tài khoản để quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng nhà đầu tư và của nhà đầu tư với thành viên bù trừ.
  5. d) Xác định lãi lỗ vị thế, tính toán mức ký quỹ ban đầu, mức ký quỹ bổ sung và giá trị tài sản ký quỹ cho từng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Yêu cầu nhà đầu tư bổ sung ký quỹ kịp thời và đầy đủ trong trường hợpgiá trị tài sản ký quỹ không đáp ứng mức ký quỹ duy trì; hoàn trả phần tài sản ký quỹ vượt mức ký quỹ ban đầu theo yêu cầu của nhà đầu tư; giám sát, quản lý vị thế và tài sản ký quỹ của nhà đầu tư bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật.

đ) Bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, mức bồi thường theo thỏa thuận với nhà đầu tư.

  1. e) Cung cấp cho Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam bản sao hợp đồng ủy thác bù trừ; lưu giữ đầy đủ các chứng từ gốc về bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về vị thế mở của nhà đầu tư, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư và các tài liệu liên quan tới hoạt động bù trừ, thanh toán theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  2. g) Thanh toán cho Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam kịp thời, đầy đủ các khoản phí cung cấp dịch vụ và các chi phí khác theo quy định.
  3. h) Thực hiện công bố thông tin và báo cáo theo quy định; định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động trên tài khoản, số dư tài khoản ký quỹ, sao kê tài khoản ký quỹ cho nhà đầu tư.
  4. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Mục 3

BÙ TRỪ, THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Điều 23. Nguyên tắc bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh

  1. Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam bảo đảm khả năng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh của thành viên bù trừ thông qua các cơ chế bảo đảm thanh toán và phòng ngừa rủi ro quy định tại Điều 27, 28 Nghị định này.
  2. Việc thanh toán, quyết toán giao dịch chứng khoánphái sinh bằng tiền giữa Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam và các thành viên bù trừ được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng thanh toán theo quy định pháp luật. Việc chuyển giao tài sản cơ sở là chứng khoángiao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoánđược thực hiện trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.

Điều 24. Đóng góp vào quỹ bù trừ, trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ của thành viên bù trừ

  1. Thành viên bù trừ có trách nhiệm đóng góp vào quỹ bù trừ bằng tiền hoặc chứng khoán. Mức đóng góp, hình thức đóng góp, loại tài sản được sử dụng để đóng góp vào quỹ bù trừ thực hiện theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam phù hợp với quy định pháp luật.
  2. Thành viên bù trừ có trách nhiệm trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để bù đắp các tổn thất cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật, do sơ suất của nhân viên trong quá trình hoạt động. Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ được trích lập từ các khoản thu nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 25. Ký quỹ của thành viên bù trừ

  1. Thành viên bù trừ phải ký quỹ đầy đủ và kịp thời trên tài khoản đứng tên của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam. Tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ bao gồm tiền, chứng khoánđược Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam chấp nhận ký quỹ.
  2. Việc ký quỹ của thành viên bù trừ được thực hiện đối với tất cả các vị thế mở đứng tên thành viên bù trừ, bao gồm vị thế mở của chính thành viên bù trừ và vị thế mở của nhà đầu tư, theo nguyên tắc sau:
  3. a) Mức ký quỹ được Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam tính toán cho vị thế mở trên từng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, thành viên bù trừ để xác định mức ký quỹ yêu cầu đối với từng thành viên bù trừ.
  4. b) Tài sản mà nhà đầu tư ký quỹ với thành viên bù trừ theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 26 Nghị định này được thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ cho vị thế của chính nhà đầu tư đó, không được sử dụng để ký quỹ cho nhà đầu tư khác hoặc cho vị thế của chính thành viên bù trừ.
  5. Hàng ngày và trong các phiên giao dịch có giá chứng khoánbiến động mạnh, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam tính toán lãi lỗ vị thế, xác định giá trị tài sản ký quỹ duy trì tối thiểu trên từng tài khoản, từng vị thế của nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ và vị thế của chính thành viên bù trừ, xác định tổng giá trị tài sản ký quỹ duy trì tối thiểu mà thành viên bù trừ phải ký quỹ và giá trị tài sản ký quỹ bổ sung của thành viên bù trừ.
  6. Theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, thành viên bù trừ có trách nhiệm bổ sung ký quỹ trong trường hợp tổng giá trị tài sản ký quỹ của thành viên xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam. Trường hợp thành viên bù trừ không bổ sung đầy đủ, kịp thời, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam có quyền đóng một phần, hoặc toàn bộ vị thế đứng tên thành viên bù trừ.
  7. Trường hợp giá trị tài sản ký quỹ của thành viên lớn hơn mức ký quỹ theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, thành viên bù trừ được rút bớt tài sản ký quỹ theo hướng dẫn của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  8. Mức ký quỹ ban đầu tối thiểu, mức ký quỹ duy trì tối thiểu, loại chứng khoánđược chấp nhận ký quỹ, phương thức ký quỹ, thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi chứng khoánký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ, phương thức định giá tài sản ký quỹ, xác định lãi lỗ vị thế, hoạt động quản lý tài khoản và tài sản ký quỹ của nhà đầu tư và của thành viên bù trừ, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 26. Quản lý tài khoản, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư

  1. Nhà đầu tư phải ký quỹ đầy đủ và kịp thời cho thành viên bù trừ theo các điều khoản của hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoánphái sinh. Việc ký quỹ của nhà đầu tư được thực hiện bằng tiền, chứng khoáncủa chính nhà đầu tư. Chứng khoánký quỹ phải là chứng khoánnằm trong danh mục tài sản được thành viên bù trừ chấp nhận ký quỹ.
  2. Hàng ngày và trong các phiên giao dịch có giá chứng khoánbiến động mạnh, thành viên bù trừ tính toán lãi lỗ vị thế, đánh giá lại giá trị tài sản ký quỹ, bảo đảm nhà đầu tư luôn duy trì ký quỹ theo thỏa thuận tại hợp đồng và phù hợp với quy định pháp luật.
  3. Nhà đầu tư có trách nhiệm bổ sung ký quỹ theo yêu cầu của thành viên bù trừ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ của nhà đầu tư xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì. Mức ký quỹ bổ sung và thời hạn bổ sung ký quỹ thực hiện theo hướng dẫn của thành viên bù trừ nhưng phải đảm bảo mức ký quỹ sau khi bổ sung không thấp hơn mức ký quỹ ban đầu. Trường hợpnhà đầu tư không bổ sung đầy đủ, kịp thời ký quỹ theo yêu cầu, thành viên bù trừ có quyền thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Nghị định này. Trường hợp giá trị tài sản ký quỹ của nhà đầu tư lớn hơn mức ký quỹ ban đầu theo yêu cầu của thành viên bù trừ, nhà đầu tư được rút bớt tài sản ký quỹ.
  4. Thành viên bù trừ phải quản lý tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ tới từng nhà đầu tư; tách biệt với tài khoản và tài sản ký quỹ của chính mình, theo nguyên tắc sau:
  5. a) Trường hợptài sản ký quỹ là tiền, thành viên bù trừ phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng quản lý tài khoản, thiết lập hệ thống tài khoản và theo dõi số dư tiền tới từng nhà đầu tư. Thành viên bù trừ có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng quản lý tài khoản và yêu cầu ngân hàng cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác về số dư tiền trên tài khoản của nhà đầu tư.
  6. b) Trường hợp tài sản ký quỹ là chứng khoán, thành viên bù trừ quản lý tài sản này ngay trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư tại Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  7. Trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán theo quy định pháp luật về phá sản, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư không phải là tài sản của thành viên bù trừ, và không được sử dụng để xử lý theo quy định pháp luật về phá sản, không được phân chia cho các chủ nợ của thành viên bù trừ hoặc phân chia cho các cổ đông, thành viên góp vốn của công ty dưới mọi hình thức. Tài sản này chỉ được sử dụng để thanh toán, bảo đảm thanh toán cho vị thế mở của nhà đầu tư. Phần tài sản còn lại sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư thì phải được hoàn trả ngay cho nhà đầu tư.

Điều 27. Các biện pháp bảo đảm thanh toán

  1. Trong trường hợp thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ dưới đây để bù đắp theo trình tự sau:
  2. a) Ký quỹ của thành viên bù trừ, của khách hàng mất khả năng thanh toán.
  3. b) Khoản đóng góp của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán trong Quỹ bù trừ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  4. c) Khoản đóng góp của thành viên bù trừ khác trong Quỹ bù trừ theo một tỷ lệ nhất định do Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam xác định, sau khi được Ủy banChứng khoánNhà nước chấp thuận.
  5. d) Quỹ dự phòng rủi ro thanh toán của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam;

đ) Trường hợp tài sản quỹ dự phòng rủi ro thanh toán không đủ, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam được sử dụng các nguồn vốn hợp phápcủa mình và hạch toán vào chi phí hoạt động của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.

  1. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thiết lập và sử dụng các cơ chế bảo đảm thanh toán nêu tại Khoản 1 Điều này.

Điều 28. Cơ chế phòng ngừa rủi ro tại Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam

  1. Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam được áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa rủi ro cho hệ thống thanh toán và bảo vệ nhà đầu tư:
  2. a) Điều chỉnh các loại mức ký quỹ quy định.
  3. b) Yêu cầu thành viên bù trừ đóng góp bổ sung vào Quỹ bù trừ.
  4. c) Điều chỉnh giới hạn vị thế áp dụng cho thành viên bù trừ, nhà đầu tư.
  5. d) Đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế mở của nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán.

đ) Sử dụng Quỹ bù trừ và thực hiện các biện pháp khác theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 19 Nghị định này.

  1. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro quy định tại Khoản 1 Điều này phải được hướng dẫn tại quy chế do Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam ban hành sau khi được Ủy banChứng khoánNhà nước chấp thuận.

Điều 29. Phối hợpgiữa Sở giao dịch chứng khoánvà Trung tâm Lưu ký chng khoánViệt Nam

Trong phạm vi hoạt động của mình, Sở giao dịch chứng khoánvà Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam phối hợp thực hiện:

  1. Hướng dẫn các nội dung về chứng khoánphái sinh niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoántheo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
  2. Cấp mã số định danh cho nhà đầu tư, mã giao dịch, mã ISIN cho chứng khoánphái sinh.
  3. Phối hợp xử lý trong trường hợp công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoánhoặc bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên bù trừ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  4. Thiết lập, quản lý giới hạn vị thế.
  5. Xác định các loại giá thanh toán.
  6. Chia sẻ thông tin và thực hiện công tác giám sát.
  7. Các hoạt động khác khi cần thiết.

ChươngV

NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN, BÁO CÁO

Điều 30. Đối tượng công bố thông tin

Các tổ chức, cá nhân sau là đối tượng phải thực hiện công bố thông tin về chứng khoánphái sinh và thị trường chứng khoánphái sinh:

  1. Sở giao dịch chứng khoán.
  2. Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  3. Tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh.
  4. Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ, thành viên tạo lập thị trường.
  5. Các tổ chức và cá nhân liên quan.

Điều 31. Yêu cầu thực hiện công bố thông tin

  1. Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Thông tin công bố phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật.
  2. Các tài liệu, báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoánNhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam thực hiện dưới hình thức văn bản, dữ liệu điện tử theo hướng dẫn của Ủy banChứng khoánNhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.

Điều 32. Yêu cầu về báo cáo

  1. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ phải lưu giữ mọi chứng từ về giao dịch và hoạt động kinh doanh của mình.
  2. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ thực hiện báo cáo giao dịch, báo cáo hoạt động bù trừ, thanh toán, báo cáo hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh, định kỳ, bất thường hoặc theo yêu cầu của Ủy banChứng khoánNhà nước.
  3. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, giải trình theo yêu cầu và chịu sự kiểm tra của Ủy banChứng khoánNhà nước.
  4. Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ phải thực hiện báo cáo cho Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  5. Nội dung, thời hạn báo cáo, lưu giữ chứng từ quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chương VI

QUẢN LÝ, GIÁM SÁT

Điều 33. Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy banChứng khoánNhà nước

  1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoánphái sinh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh, chấp thuận, chấm dứt, đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoánphái sinh và hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoánphái sinh; ban hành các quy trình nghiệp vụ hướng dẫn về quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoánphái sinh.
  2. Giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường nhằm phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy định pháp luật về chứng khoánphái sinh, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và duy trì trật tự thị trường.
  3. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm các quy định pháp luật về chứng khoánphái sinh theo thẩm quyền.
  4. Chấp thuận cho Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam ban hành các quy chế nghiệp vụ; giám sát việc tổ chức thực hiện theo các quy chế đó và việc tuân thủ quy định pháp luật của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường, thành viên bù trừ.
  5. Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường, thành viên bù trừ thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin, thực hiện thống kê, tổng hợp, dữ liệu về hoạt động của thị trường. Yêu cầu các tổ chức này thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định tại Nghị định này và văn bản hướng dẫn, bảo đảm lợi ích nhà đầu tư và an toàn của thị trường.

Điều 34. Hoạt động giám sát giao dịch chứng khoánphái sinh của Ủy banChứng khoánNhà nước

  1. Ủy banChứng khoánNhà nước thực hiện hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoánphái sinh bao gồm:
  2. a) Giám sát giao dịch chứng khoánphái sinh.
  3. b) Giám sát các hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  4. Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động giám sát giao dịch chứng khoáncủa Ủy banChứng khoánNhà nước.

Điều 35. Hoạt động quản lý, giám sát của Ủy banChng khoánNhà nước đối với tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh

  1. Giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoánkhi tổ chức kinh doanh chứng khoán, thành viên giao dịch, thành viên bù trừ cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư và tham gia giao dịch chứng khoánphái sinh.
  2. Giám sát việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy trình, quy chế, quy định nội bộ liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ trong kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư tại tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh.
  3. Giám sát việc duy trì các điều kiện hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên bù trừ; việc tuân thủ các quy định về hạn chế hoạt động, bảo vệ quyền và lợi ích nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật chứng khoán.
  4. Giám sát việc quản lý tách bạch tài khoản, tài sản của nhà đầu tư và tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoánphái sinh theo quy định tại Nghị định này và các vănbản pháp luật liên quan.
  5. Giám sát việc lưu trữ, quản lý dữ liệu giao dịch; tuân thủ nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin theo quy định.

Điều 36. Hoạt động giám sát giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán

  1. Sở giao dịch chứng khoáncó trách nhiệm giám sát các hoạt động sau:
  2. a) Giám sát các thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoánvà các quy định pháp luật liên quan.
  3. b) Giám sát hoạt động giao dịch của tổ chức, cá nhân trên Sở giao dịch chứng khoánnhằm phát hiện, ngăn ngừa các giao dịch có dấu hiệu bất thường, các giao dịch có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về chứng khoán.
  4. Sở giao dịch chứng khoánxây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí giám sát giao dịch chứng khoánphái sinh sau khi được Ủy banChứng khoánNhà nước chấp thuận.

Điều 37. Hoạt động giám sát của Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam

  1. Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam có trách nhiệm giám sát các hoạt động sau:
  2. a) Giám sát thành viên bù trừ trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoánvà các quy định pháp luật liên quan khác; quản lý và giám sát việc duy trì các mức ký quỹ theo quy định.
  3. b) Giám sát nhà đầu tư tuân thủ quy định về giới hạn vị thế của nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoánphái sinh.
  4. Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong thanh toán giao dịch hoặc có dấu hiệu nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam cảnh báo, yêu cầu thành viên bù trừ giải trình, cung cấp tài liệu và thông tin liên quan và kịp thời báo cáo Ủy banChứng khoánNhà nước.

Điều 38. Hoạt động giám sát giao dịch của thành viên giao dịch, thành viên bù trừ

  1. Phối hợp với Ủy banChứng khoánNhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam trong việc thực hiện công tác giám sát giao dịch chứng khoánphái sinh khi được yêu cầu.
  2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin về nhà đầu tư và hoạt động giao dịch của nhà đầu tư theo quy định pháp luật.
  3. Phối hợp với Ủy banChứng khoánNhà nước trong việc mời nhà đầu tư đến làm việc với các đoàn kiểm tra của Ủy banChứng khoánNhà nước, Sở giao dịch chứng khoánliên quan đến các giao dịch chứng khoánphái sinh có dấu hiệu bất thường. Trường hợp phát hiện giao dịch vi phạm các quy định về chứng khoánvà thị trường chứng khoáncó trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ủy banChứng khoánNhà nước.

Điều 39. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và giải trình theo yêu cầu

  1. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoánphái sinh, cung cấp dịch vụ giao dịch, thanh toán giao dịch chứng khoánphái sinh có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến giao dịch chứng khoánphái sinh và giải trình các sự việc liên quan theo yêu cầu của Ủy banChứng khoánNhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoánViệt Nam.
  2. Trường hợp tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoánkhông phối hợp, hợp tác với các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này bị xử lý theo quy định pháp luật.

Điều 40. Quy trình phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan

Tùy theo yêu cầu phát triển thị trường chứng khoánphái sinh, Bộ Tài chính, Ủy banChứng khoánNhà nước xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong nước hoặc nước ngoài để thiết lập cơ chế quản lý, giám sát thị trường an toàn và ổn định.

Chương VII

THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP,

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Điều 41. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại

Việc giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hoạt động chứng khoánphái sinh và thị trường chứng khoánphái sinh được thực hiện theo các quy định từ Điều 131 tới Điều 133 Luật Chứng khoánvà các quy định khác của pháp luật liên quan.

Điều 42. Thanh tra, xử lý vi phạm

  1. Hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm liên quan đến niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư và dịch vụ về chứng khoánphái sinh và thị trường chứng khoánphái sinh được thực hiện theo các quy định từ Điều 108 đến Điều 130 Luật Chứng khoán, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoánvà thị trường chứng khoánvà pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  2. Các hành vi vi phạm của thành viên giao dịch chứng khoánphái sinh được xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoánvà thị trường chứng khoánáp dụng cho công ty chứng khoán. Các hành vi vi phạm của thành viên bù trừ được xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoánvà thị trường chứng khoánáp dụng cho công ty chứng khoán, thành viên lưu ký và ngân hàng lưu ký.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Hiệu lực của Nghị định

  1. Chứng khoánphái sinh giao dịch thỏa thuận quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này đã giao kết trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng giữa hai bên. Các giao dịch, hợp đồng về chứng khoánphái sinh giao kết sau thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
  2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Điều 44. Tổ chức thực hiện

  1. Bộ Tài chính thực hiện hướng dẫn thi hành Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương;
– Vănphòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Vănphòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy bancủa Quốc hội;
– Vănphòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy banGiám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN,các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

 

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu