Quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước
Nghiệp vụ thị trường mở là một hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Vậy quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở là gì?
Quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện qua các khâu sau: Ngân hàng nhà nước thông báo mua, bán giấy tờ có giá; thành viên nộp đơn dự thầu; Ngân hàng nhà nước xét thầu; Ngân hàng nhà nước thông báo kết quả đấu thầu
1.Thông báo mua, bán giấy tờ có giá
Trước mỗi phiên đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua hoặc bán giấy tờ có giá cho các thành viên theo nội dung cơ bản sau:
– Ngày đấu thầu.
– Phương thức xét thầu.
– Phương thức mua, bán.
– Khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán hoặc tính theo mệnh giá (trừ trường hợp không thông báo trước khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước).
– Các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán.
– Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua).
– Kỳ hạn của giấy tờ có giá.
– Ngày phát hành của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán).
– Phương thức thanh toán lãi của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán).
– Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán).
– Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán).
– Thời hạn mua, bán (số ngày).
– Lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi mua hoặc bán (trường hợp đấu thầu khối lượng).
– Lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán).
– Thời gian nhận đơn dự thầu của thành viên.
– Thời gian đóng thầu.
2. Thành viên nộp đơn dự thầu
– Căn cứ thông báo mua, bán giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, các thành viên (Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) đáp ứng các điều kiện theo quy định) nộp đơn dự thầu đăng ký mua hoặc bán giấy tờ có giá qua mạng máy vi tính kết nối với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch).
– Nội dung cơ bản của đơn dự thầu sau:
+ Các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán;
+ Kỳ hạn của giấy tờ có giá;
+ Khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán hoặc tính theo mệnh giá;
+ Các mức lãi suất dự thầu của từng loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán (trường hợp đấu thầu lãi suất);
+ Ngày phát hành của giấy tờ có giá (trường hợp thành viên bán);
+Phương thức thanh toán lãi của giấy tờ có giá (trường hợp thành viên bán);
+ Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá (trường hợp thành viên bán);
+ Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (trường hợp thành viên bán);
+ Phương thức mua hoặc bán;
+ Thời hạn mua, bán (số ngày);
+ Lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp của giấy tờ có giá (trường hợp thành viên bán).
– Trong thời gian nộp đơn dự thầu, thành viên có thể hủy bỏ đơn dự thầu hoặc thay đổi đơn dự thầu cũ bằng đơn dự thầu mới.
– Tổng khối lượng giấy tờ có giá đăng ký mua hoặc bán của một thành viên trong một đơn dự thầu tối thiểu là 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng).
3.Tổ chức xét thầu
– Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tổ chức xét thầu theo nội dung thông báo mua, bán giấy tờ có giá của từng phiên đấu thầu, quy định tại Thông tư này và Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.
Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) không thực hiện xét thầu đối với các đơn dự thầu không hợp lệ và thông báo cho thành viên có đơn dự thầu không hợp lệ khi kết thúc phiên đấu thầu.
4.Thông báo kết quả đấu thầu
– Ngay trong ngày đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu cho từng thành viên tham gia đấu thầu qua mạng máy tính gồm một số nội dung cơ bản sau:
+ Ngày đấu thầu;
+ Khối lượng trúng thầu;
+ Khối lượng không trúng thầu;
+ Ngày mua/bán lại (trường hợp mua, bán có kỳ hạn);
+ Lãi suất trúng thầu;
+ Số tiền thanh toán.
– Thông báo kết quả đấu thầu là căn cứ để thực hiện việc thanh toán và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong trường hợp mua hẳn hoặc bán hẳn, đồng thời là căn cứ để lập Hợp đồng cụ thể trong trường hợp mua hoặc bán có kỳ hạn.
>>>Xem thêm Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước là gì?
Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C)
Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế [...]
Quy định về tổ chức tín dụng là công ty TNHH 1 TV
Tổ chức tín dụng là công ty TNHH 1 TV cũng có những đặc điểm giống với công ty TNHH một thành viên khác, tuy nhiên chủ [...]