Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản được chiếm hữu không?
Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản được chiếm hữu tài sản đó không? Pháp luật quy định thế nào về quyền chiếm hữu của người được ủy quyền quản lý tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
A phải đi công tác ở nước ngoài nên đã ủy quyền cho X quản lý chiếc xe máy của mình. Nhưng đã hơn 10 năm ông X không nhận được tin tức của ông A. Trong trường hợp này, X có thể trở thành chủ sở hữu đối với chiếc xe máy đó không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
Điều 186 Bộ luật dân sự 2015 ( BLDS) quy định Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Xem thêm: Ủy quyền quản lý nhà ở phải lập thành hợp đồng ủy quyền không?
Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.
Xem thêm: Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được lợi không có căn cứ pháp luật
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Điều 165 BLDS quy định việc chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản là chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 187 BLDS, khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Tuy nhiên, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có không có căn cứ pháp luật
Như vậy, mặc dù ông X đã quản lý chiếc xe máy đó của ông A trong thời hạn hơn 10 năm nhưng theo quy định của Khoản 2 Điều 187 BLDS, ông X là người đã được ông A uỷ quyền quản lý chiếc xe máy đó nên ông X không thể trở thành chủ sở hữu đối với chiếc xe máy
Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật
Cổ phiếu là gì? Đặc điểm của cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là một trong các loại chứng khoán được đầu tư chủ yếu hiện nay. Vậy cổ phiếu là gì? Có những đặc điểm [...]
Thủ tục cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá
Điều kiện cấp Giấy phép mua bán thuốc lá được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép mua bán nguyên [...]