Nguyên tắc ấn định thuế và trách nhiệm của các bên trong ấn định thuế
Trong một số trường hợp, cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp đối với người nộp thuế. Vậy việc ấn định thuế được thực hiện theo nguyên tắc nào? Trách nhiệm của các bên trong việc ấn định thuế được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của Luật LawKey nhé.
Nguyên tắc ấn định thuế
Điều 49 Luật quản lý thuế 2019 quy định về nguyên tắc ấn định thuế như sau:
– Ấn định thuế phải dựa trên các nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
– Cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.
Trường hợp ấn định thuế
Theo quy định của Luật quản lý thuế, việc ấn định thuế được áp dụng trong các trường hợp sau:
– Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế;
– Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế;
– Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trách nhiệm của các bên trong việc ấn định thuế
Khi ấn định thuế, cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế có những trách nhiệm sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế
– Cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
– Trường hợp cơ quan quản lý thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế.
– Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế nộp thừa.
– Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế có trách nhiệm nộp bổ sung. Cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm về việc ấn định thuế.
Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số tiền thuế ấn định
Người nộp thuế phải nộp số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế; trường hợp không đồng ý với số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền đề nghị cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ, tài liệu để chứng minh cho việc khiếu nại, khởi kiện.
Trên đây là nội dung bài viết Nguyên tắc ấn định thuế và trách nhiệm của các bên trong ấn định thuế. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ LawKey để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Thuế môn bài được thay thế bằng lệ phí môn bài
Trước đây, hàng năm, Doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải nộp Thuế môn bài với các mức quy định. Hiện nay, thuế môn bài được [...]
03 trường hợp không hoàn trả số tiền thuế nộp thừa
Theo quy định hiện nay thì các trường hợp nào sẽ không hoàn trả số tiền thuế nộp thừa? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]