Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt là gì?

Ban kiểm soát đặc biệt được lập ra để giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt là gì?

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 11/2019/TT-NHNN

1.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

– Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ sau đây:

a) Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động;

b) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua;

c) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động.

– Ban kiểm soát đặc biệt có những quyền hạn sau đây:

a) Đình chỉ hoạt động không phù hợp với phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua, vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây tổn hại đến lợi ích của người gửi tiền;

b) Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;

c) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua;

d) Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt hoặc chấm dứt cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, thanh lý, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, tiếp quản, sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng;

đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2.Sự thể hiện của nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt trong hoạt động giám sát

Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thông qua một hoặc một số công việc kiểm soát hoạt động sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm các thông tin, tài liệu, hồ sơ sau đây:

(i) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

(ii) Thực trạng về tổ chức, nhân sự, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ;

(iii) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh, đầu tư; khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn;

(iv) Thực trạng về tài sản, tài sản bảo đảm, trong đó báo cáo cụ thể tình hình nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được, lãi dự thu phải thoái theo quy định của pháp luật nhưng chưa thoái;

(v) Danh sách khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận cấp tín dụng; danh sách tổ chức, cá nhân gửi tiền; chủ nợ khác;

(vi) Các thông tin khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt.

b) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt kiểm kê các khoản mục tiền và tương đương tiền hiện có trên toàn hệ thống theo nguyên tắc thực hiện kiểm tra, giám sát chéo và báo cáo kết quả thực hiện trong thời gian 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê;

c) Tổ chức việc giám sát quá trình kiểm kê phù hợp với thực trạng, quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

d) Trong giai đoạn chưa có phương án cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chủ động thực hiện hoặc báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kim soát đặc biệt;

đ) Chấp thuận trước khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện một số giao dịch, hoạt động;

e) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo kết quả hoạt động theo nội dung, tần suất phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

g) Quyết định việc tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và có ý kiến đối với các nội dung tại cuộc họp liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt;

h) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

i) Định kỳ theo quy định, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu tư, tài chính, thanh khoản, …;

k) Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý;

l) Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

m) Các công việc khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.

>>>Xem thêm Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

 

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu