NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TỪ 01/7/2025
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TỪ 01/7/2025
Ngày 01/7/2025, Luật số 81/2025/QH15 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐTP về “Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của các tòa án nhân dân” chính thức có hiệu lực. Kể từ đó có nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao.
Những nội dung sửa đổi liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân Tối cao
Căn cứ quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024, sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Luật số 81/2025/QH15, cụ thể như sau:
Tòa án nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;
2. Giám đốc việc xét xử của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định;
3. Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật;
4. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;
5. Phát triển án lệ;
6. Đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức của Tòa án; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, Hòa giải viên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
7. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án theo thẩm quyền xét xử;
8. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, nghị quyết;
9. Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với các Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án để bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án;
10. Hợp tác quốc tế;
11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”.
Trên đây là những điểm mới đáng chú ý về nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Việc nắm rõ các nội dung này sẽ giúp quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn được thống nhất và hiệu quả hơn. LawKey hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình học tập, nghiên cứu và cập nhật kiến thức pháp luật.
Như vậy, những điểm sửa đổi, bổ sung nổi bật về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân Tối cao so với luật cũ là:
+ Tòa án nhân dân Tối cao thực hiện việc trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghị quyết” (trước đây là dự thảo nghị quyết);
+ Bổ sung: Tòa án nhân dân Tối cao có quyền Giám đốc việc xét xử của Tòa Phúc thẩm;
+ Bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn: Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.

Không chịu xét nghiệm Covid-19 có bị xử phạt không?
Trong trường hợp cần thiết như diện tiếp xúc gần với các ca dương tính, khu vực bị phỏng tỏa, nếu người dân không [...]

Thủ tục để hướng dẫn viên du lịch nhận tiền hỗ trợ Covid-19
Tình hình dịch bệnh đang ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng tới kinh tế của nhiều ngành nghê, trong đó có du lịch. Nhà [...]