Những vấn đề cần biết khi xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm
Giao dịch bảo đảm bao gồm cầm cố, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Vậy khi xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm, các bên cần lưu ý những vấn đề gì? Trong bài viết này, Luật Lawkey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.
Các loại giao dịch bảo đảm
Theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì các loại giao dịch bảo đảm bao gồm:
– Cầm cố tài sản;
– Thế chấp tài sản;
– Đặt cọc;
– Ký cược;
– Ký quỹ;
– Bảo lãnh;
– Tín chấp.
Tài sản bảo đảm trong giao dịch bảo đảm
– Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
- Tài sản được hình thành từ vốn vay;
- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
- Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.
Giá trị tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự
Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì các bên có thể thỏa thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ tự ưu tiên thanh toán
– Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định như sau:
- Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;
- Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;
- Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.
– Các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có quyền thoả thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
– Trong trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho các bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán thì số tiền đó được thanh toán cho các bên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Lựa chọn giao dịch bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự
Trong trường hợp một nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng nhiều giao dịch bảo đảm, mà khi đến hạn bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn giao dịch bảo đảm để xử lý hoặc xử lý tất cả các giao dịch bảo đảm, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Trên đây là nội dung bài viết Những vấn đề cần biết khi xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ LawKey để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Thu hồi tài sản bảo đảm đối với khách vay trả góp của ngân hàng
Công nghiệp hỗ trợ là gì? Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu đãi?
Công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại [...]
Thuế đối với xây dựng nhà ở theo quy định pháp luật
Những điều cần biết về quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về những loại thuế, phí đối với việc xây dựng [...]