Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng chế độ chính sách gì?
Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng chế độ chính sách gì? Phạm nhân là người nước ngoài thì có được bố trí giam giữ riêng không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng chế độ chính sách gì?
Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về chế độ chính sách đối với phạm nhân là người nước ngoài như sau:
“Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng các quy định về chế độ, chính sách như đối với phạm nhân là người Việt Nam, ngoài ra còn được nghỉ thêm 01 ngày Quốc khánh và 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của nước mà phạm nhân mang quốc tịch. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Như vậy, phạm nhân là người nước ngoài được hưởng các quy định về chế độ chính sách như trên.
Phạm nhân là người nước ngoài thì có được bố trí giam giữ riêng không?
Theo khoản 2 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định những phạm nhân được bố trí giam giữ riêng bao gồm:
- Phạm nhân nữ;
- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
- Phạm nhân là người nước ngoài;
- Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
Như vậy, phạm nhân là người nước ngoài cũng thuộc vào trường hợp được bố trí giam giữ riêng.
Nếu phạm nhân là người nước ngoài chết trong trại giam thì sao?
Căn cứ vào Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau:
♠ Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài chết, Giám thị trại giam phải báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân;
Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam có trách nhiệm tổ chức mai táng.
♠ Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài chết, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi thông báo về phạm nhân chết, nếu cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch không đề nghị nhận tử thi thì trại giam tổ chức mai táng.
♠ Trường hợp thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.
Việc nhận hài cốt chỉ được giải quyết sau thời hạn 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì việc nhận tử thi hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định.
>>Xem thêm: Làm thế nào để bảo vệ vật chứng trong vụ án hình sự?
Trên đây là bài viết về: Phạm nhân là người nước ngoài được hưởng chế độ chính sách gì?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2023 như thế nào? Căn [...]
Hợp đồng vay tài sản là gì? theo quy định của pháp luật dân sự
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Vậy pháp luật quy định [...]