Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về phạm vi hoạt động.
Căn cứ pháp lý: Luật kiểm toán độc lập năm 2011
1.Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các dịch vụ sau đây:
– Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;
– Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.
– Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;
– Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;
– Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
– Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;
– Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
– Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.
2.Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán
2.1. Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
a) Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
b) Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại điểm a khoản này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
c) Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
d) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
d) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp kiểm toán;
e) Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập;
g) Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho chính doanh nghiệp kiểm toán;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
a) Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
b) Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại điểm a khoản này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và chi nhánh theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
c) Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người quản lý, điều hành của chi nhánh là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
d) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của chi nhánh có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
đ) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người có ảnh hưởng đáng kể đối với chi nhánh theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
e) Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho chính chi nhánh;
g) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm Quy định pháp luật về đăng ký hành nghề kiểm toán
Chi phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
Chi phí là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân [...]
Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất
Đối với mỗi cá nhân trong trường hợp khác nhau thì cách tính thuế thu nhập cá nhân cùng có sự khác nhau. Dưới đây là tổng [...]