Phân biệt công ty hợp danh và tổ hợp tác theo quy định mới nhất
Nghị định 77/2019/NĐ-CP ban hành quy định về tổ hợp tác, nhiều người phân vân không biết rằng loại hình này có giống với công ty hợp danh. Bài viết này sẽ là sự phân biệt công ty hợp danh và tổ hợp tác theo quy định mới nhất.
Điểm giống nhau
Trước hết, dựa vào các quy định hiện hành thì chúng ta có thể thấy giữa công ty hợp danh và tổ hợp tác cũng có những điểm chung nhất định. Đó là:
– Được phép kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm;
– Không được phát hành chứng khoán.
Xem thêm: Các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo pháp luật về đầu tư
Điểm khác nhau
Và giữa chúng cũng có những điểm khác biệt thể hiện dưới bảng sau:
Tiêu chí | Công ty hợp danh | Tổ hợp tác |
Cơ sở pháp lý | ||
Khái niệm | Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. | Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. |
Tư cách pháp nhân | Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | Không có tư cách pháp nhân |
Trách nhiệm dân sự | Đối với thành viên hợp danh thì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. | Tổ hợp tác chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của mình. Nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên tổ hợp tác có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật có liên quan quy định khác. |
Tiếp nhận thành viên mới | Công ty hợp danh có thể tăng số lương thành viên bằng tăng thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn và phải được Hội đồng thành viên đồng ý. Các thành viên phải góp đủ số vốn cam kết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận trừ trường hợp Hội đồng thành viên ấn định thời gian khác. | Cá nhân, pháp nhân đáp ứng điều kiện; có nguyện vọng gia nhập tổ hợp tác, viết đơn hoặc thể hiện nguyện vọng trực tiếp với tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền). Cá nhân, pháp nhân được công nhận tư cách thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác đồng ý bổ sung và ghi tên vào hợp đồng hợp tác.
|
Triệu tập cuộc họp | Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền triệu tập họp khi thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của thành viên hợp danh | Tổ trưởng tổ hợp tác thay mặt tổ hợp tác triệu tập cuộc họp thành viên hoặc có hơn 33% thành viên tổ hợp tác yêu cầu. |
Chấm dứt hoạt động | Công ty hợp danh bị chấm dứt hoạt động theo thủ tục giải thể hoặc phá sản. | Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây: – Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; – Mục đích hợp tác đã đạt được; – Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu của tổ hợp tác; – Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; – Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan; – Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác. |
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc về sự phân biệt công ty hợp danh và tổ hợp tác. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Cho thuê lại lao động là gì? theo Bộ luật lao động 2012
Cho thuê lại lao động là gì? Bộ luật lao động quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê [...]
Những điều cần biết về xuất cảnh đối với người nước ngoài
Xuất cảnh là gì? Điều kiện để người nước ngoài xuất cảnh? Dưới đây là sự tổng hợp những điều cần biết về [...]