Phụ lục hợp đồng là gì theo quy định pháp luật?
Phụ lục hợp đồng là gì? Để nắm rõ các quy định pháp luật, Lawkey sẽ gửi tới bạn đọc những điều cần lưu ý về phụ lục hợp đồng như sau:
Phụ lục hợp đồng là gì?
Bộ luật dân sự 2015 không nêu rõ khái niệm phụ lục hợp đồng là gì. Tuy nhiên tại Điều 24 Bộ luật lao động 2012 có quy định:“Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.”
Từ định nghĩa phụ lục hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động, chúng ta có thể hiểu: Phụ lục hợp đồng là văn bản quy định chi tiết một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Nội dung của phụ lục hợp đồng
Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.
Hiệu lực của phụ lục hợp đồng
Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Bởi vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng. Đồng thời, nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung hợp đồng cho nên hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.
Các loại phụ lục hợp đồng
Từ khái niệm phụ lục hợp đồng nêu trên thì phụ lục hợp đồng có thể chia làm hai loại:
+ Phụ lục hợp đồng như một phần bổ sung cho hợp đồng chính, quy định chi tiết một số điều khoản và được lập đồng thời với hợp đồng chính. Phụ lục loại này thường quy định cụ thể về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,…theo như hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.
+ Phụ lục hợp đồng để bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của hợp đồng đã được lập trước đó. Phụ lục loại này thường là thay đổi các nội dung của hợp đồng đã lập như: gia hạn, rút ngắn thời hạn hợp đồng, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị theo hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung một số hạng mục công việc thực hiện,…
Số lần tối đa được ký phụ lục hợp đồng
Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về số phụ lục hợp đồng tối đa có thể ký kết, vì thế số lượng sẽ tùy thuộc vào mức độ cụ thể của hợp đồng và tuỳ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao kết.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì riêng đối với hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng, cụ thể:
“Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động”.
Như vậy, các bên chỉ được ký kết phụ lục để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động tối đa một lần và đảm bảo không làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết.
Trên đây là nội dung bài viết Phụ lục hợp đồng là gì theo quy định pháp luật?, LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên hệ Lawkey để được giải đáp.
Những lưu ý về khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được tổ chức khám định kỳ theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BYT. Dưới đây [...]
Điều kiện kinh doanh hoạt động giám sát thi công xây dựng
Theo quy định của Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng được phân thành [...]