Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức của Ngân hàng nhà nước
Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước, trong đó Ngân hàng nhà nước cần quản lý dự trữ ngoại hối.
1.Nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Bảo toàn.
– Thanh khoản.
– Sinh lời.
>>>Xem thêm Phương thức đấu thầu trong thực hiện nghiệp vụ thị trường mở là gì?
2. Các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ sau:
– Đầu tư trên thị trường quốc tế.
– Can thiệp thị trường trong nước.
– Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
– Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
– Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
>>>Xem thêm Xác định giá mua/giá bán giấy tờ có giá trong nghiệp vụ thị trường mở
3. Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước
– Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước.
– Hằng năm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức ngoại tệ được phép giữ lại để chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
– Hằng năm, chậm nhất đến ngày 31 tháng 3, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo kế hoạch bán ngoại tệ trong năm chi tiết theo quý để bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
– Trường hợp ngân sách nhà nước có khả năng không cân đối được ngoại tệ để thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ và các nhu cầu chi ngoại tệ khác của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng
– Căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước và chuyển đổi vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước từ vàng tiêu chuẩn quốc tế sang vàng khác và ngược lại.
– Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
>>>Xem thêm Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước là gì?
Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam theo quy định mới nhất
Để xác định một người mất quốc tịch Việt Nam, chúng ta cần có những căn cứ cụ thể. Dưới đây là căn cứ mất quốc [...]
Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước là gì?
Để quản lý ngân sách nhà nước hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định.Một trong số đó là nguyên tắc cân [...]