Quản lý quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng nhà nước
Quỹ dự trữ ngoại hối là một trong các hình thức dự trữ ngoại hối chính thức của Ngân hàng nhà nước. Vậy quản lý quỹ dự trữ ngoại hối được thực hiện như thế nào?
1.Dữ trữ ngoại hối nhà nước là gì? Nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối chính thức
– Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
+ Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức (hay dự trữ ngoại hối chính thức) là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý;
+ Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
+ Các nguồn ngoại hối khác.
– Quản lý dự trữ ngoại hối chính thức phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Bảo toàn.
Bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước là bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối nhà nước thông qua việc tuân thủ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được phê duyệt.
+ Thanh khoản.
Thanh khoản dự trữ ngoại hối nhà nước là khả năng sẵn sàng đáp ứng ngoại tệ và vàng phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá và vàng, can thiệp thị trường ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
+ Sinh lời.
Sinh lời là có chênh lệch dương giữa tổng thu nhập trừ chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trong năm tài khóa.
2.Phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối
Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để:
– Đầu tư trên thị trường quốc tế.
Đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là việc Ngân hàng Nhà nước gửi, mua, bán ngoại tệ và vàng; mua, bán chứng khoán, các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ; ủy thác đầu tư và thực hiện các hình thức đầu tư khác trên thị trường quốc tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
– Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
– Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
– Điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng,
– Sử dụng ngoại hối để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
>>>Xem thêm Quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước
3. Sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước
– Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước. Trường hợp sử dụng ngoại hối để tạm ứng và cho vay, Bộ Tài chính có trách nhiệm thu hồi và hoàn trả theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.
– Trường hợp sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
– Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối.
>>>Xem thêm Xác định giá mua/giá bán giấy tờ có giá trong nghiệp vụ thị trường mở
Tịm hiểu quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại
Khuyến mại là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại được pháp luật quy định. Đây là hoạt động nhằm mục [...]
06 căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền “.vn”
Căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền “.vn” được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]